Sổ bảo hiểm xã hội là một loại sổ quan trọng đối với mỗi người lao động. Nhờ có quyển sổ ấy, người lao động không chỉ theo dõi được chi tiết quá trình làm việc của bản thân, các khoản mà người lao động đã đóng và hưởng từ bảo hiểm xã hội mà còn đảm bảo người lao động được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy khi làm mất, hỏng thì làm lại sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? xin cấp lại sổ bhxh như thế nào? Cùng ACC tìm hiểu qua bài dưới đây.
1. Làm lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào?
Để tìm hiểu về các trường hợp làm lại sổ bảo hiểm xã hội, chúng ta cần phải biết được sổ bảo hiểm xã hội để làm gì.
- Tìm hiểu về Sổ bảo hiểm xã hội.
Căn Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, có quy định cụ thể như sau:
Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
“1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.”
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Vậy sổ Bảo hiểm xã hội là một loại sổ với mục đích là:
- Theo dõi việc đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
- Làm căn cứ pháp lý để người lao động được những khoản trợ cấp khi họ trong hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, bệnh tật, tai nạn,…
2. Nếu làm mất hoặc hỏng sổ Bảo hiểm xã hội thì người lao động được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định về các trường hợp làm lại sổ bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
“2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”
Vậy có ba trường hợp làm lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất được pháp luật quy định khá rõ ràng chi tiết là là cấp lại cả sổ; cấp lại bìa sổ; cấp lại tờ rơi. Người lao động xem mình thuộc trường hợp nào để chuẩn bị hồ sơ phù hợp. Vậy xin cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội ở đâu, cách làm lại sổ bảo hiểm xã hội như thế nào. Cùng chúng tôi đọc tiếp bài viết dưới đây.
3. Làm lại sổ Bảo hiểm xã hội ở đâu?
làm lại sổ bảo hiểm xã hội ở đâu, người lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động có thể nộp trực tiếp hoặc gián tiếp qua các cách thức sau đây:
Trực tiếp | Người lao độngNgười đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. Người tham gia BHXH tự nguyện, Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu. Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc. |
Đơn vị sử dụng lao động: Kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp. | |
Gián tiếp | Người nộp không nhất thiết phải trực tiếp nộp hồ sơ tại các cơ sở trên mà có thể nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Trường hợp giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN. |
4. Cách làm lại sổ bảo hiểm xã hội chi tiết nhất
Cơ sở pháp lý: Quyết định 772/QĐ-BHXH
Bước 1: Người lao động, đơn vị sử dụng lao động Chuẩn bị hồ sơ. Theo đúng quy định trên
Hồ sơ cần chuẩn bị để làm lại sổ bảo hiểm xã hội gồm:
“1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH
a) Người tham gia:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
Sổ BHXH (đối với trường hợp người lao động bảo lưu quá trình đóng BHXH trước ngày 01/01/2008);
Hồ sơ kèm theo như sau:
* Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch:
+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.
+ Trường hợp là Đảng viên: thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
* Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc.
b) Đơn vị:
Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) đối với người lao động nộp hồ sơ qua đơn vị.
Xác nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH.”
Vậy tùy vào từng trường hợp mà người lao động, đơn vị sử dụng lao động lựa chọn bộ hồ sơ phù hợp.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH như trên:
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Căn cứ theo Quyết định 772/QĐ-BHXH thì thời hạn như sau:
“1. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH, điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
2. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”
Bước 4: Nhận sổ BHXH.
Vậy nếu sổ Bảo hiểm xã hội của bạn bị mất hay hỏng gì đó. Bạn có thể tham khảo những bước trên hoặc gọi ngay cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn làm lại sổ bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời với chi phí hợp lý.
5.Các dịch vụ mà công ty Luật ACC cung cấp cho khách hàng
Khi lựa chọn dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội của chúng tôi, khách hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ Tư vấn về hồ sơ, phương thức làm lại, cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội.
- Dịch vụ tư vấn giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải khi xin cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, hồ sơ cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội, thực hiện các thủ tục làm lại sổ Bảo hiểm xã hội.
- Dịch vụ đại diện theo ủy quyền của quý khách hàng tiến hành thủ tục tại cơ quan Bảo hiểm xã hội, trung tâm Hành chính công.
- Ngoài ra, chúng tôi có dịch vụ tư vấn trực tiếp qua điện thoại, bạn vẫn có thể nhận được lời tư vấn chuyên nghiệp, đầy đủ như đến trực tiếp.
6. Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ của ACC
Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội của của chúng tôi có những ưu điểm sau chắc chắn sẽ làm khách hàng hài lòng:
- Chúng tôi có chi nhánh ở các tỉnh thành phố nên khách hàng có thể lựa chọn địa điểm gần nhất với nơi ở của khách hàng.
- Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe khách hàng để tìm giải pháp có lợi nhất cho khách hàng.
- Mọi thông tin khách hàng chia sẻ đều sẽ được chúng tôi bảo mật tuyệt đối.
- Những giải pháp của chúng tôi đều sát với thực tiễn, có cơ sở pháp luật nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm
- Đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp về mảng Lao động nói chung, bảo hiểm xã hội nói riêng.
- Chi phí hợp lý, công khai.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về làm lại sổ bảo hiểm xã hội. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội theo số 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận