Hướng dẫn cách hạch toán thuế nhập khẩu hàng hóa [Chi tiết 2024]

Nếu bạn đang tìm hiểu về cách hạch toán thuế nhập khẩu như thế nào? Hãy ở lại đây với ACC, bây giờ Công ty Luật ACC sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán thuế nhập khẩu thông qua bài viết Cách hạch toán thuế nhập khẩu (Cập nhật 2023) nhé. 

9

1. Công thức tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu.

- Tính trị giá lô hàng nhập khẩu = Số lượng x Đơn giá tính bằng USD x Tỷ giá tại thời điểm nhập khẩu.

- Cách tính thuế nhập khẩu  = Trị giá lô hàng NK x % thuế NK (% thuế nhập khẩu có thể 0%, 5%, 10%, 15%,20%…) tùy thuộc vào từng mặt hàng cụ thể.

- Cách tính thuế TTĐB = (Trị giá lô hàng nhập khẩu + Thuế NK) x Thuế suất thuế TTĐB.

- Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Trị giá mua hàng NK + Thuế NK + Thuế TTĐB nếu có) x % thuế suất thuế GTGT ( thuế suất thuế GTGT có 4 loại ( Không chịu thuế, 0%, 5%, 10% ).

2. Cách hoàn thuế nhập khẩu.

2.1. Nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ.

- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112, 331,…

- Đối với hàng tạm nhập - tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi xác định thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

2.2. Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước.

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112,…

2.3. Kế toán thuế nhập khẩu được hoàn, được giảm.

- Thuế nhập khẩu của vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)

Có các TK 152, 153, 156 (nếu xuất hàng trả lại).

- Thuế nhập khẩu của TSCĐ đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)

Có TK 811 - Chi phí khác (nếu bán TSCĐ).

- Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng phục vụ gia công, chế biến), ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 138 - Phải thu khác (1388).

- Khi nhận được tiền từ NSNN, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

2.4. Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác).

- Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (số thuế nhập khẩu phải nộp)

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

- Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)

Có TK 1388 - Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu).

- Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 1388 - Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

3. Những câu hỏi thường gặp.

 Ngày hàng hóa đến cửa khẩu để thực hiện khai hải quan là ngày nào?

Ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày tàu đến trên thông báo ngày tàu đến cảng.


2. Địa điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu?

Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan của cảng đích hàng hóa được chuyển đến hoặc Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Ví dụ công ty bạn ở Sài Gòn, bạn nhập khẩu hàng hóa giao tới cảng Hải Phòng thì bạn có thể lựa chọn đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan của một trong hai địa điểm Sài Gòn hoặc Hải Phòng.


3. Làm thế nào để biết công ty có nợ thuế nhập khẩu hay không?

Bạn có thể tra cứu thông tin các khoản nợ thuế hải quan trên website của Tổng cục Hải Quan.


4. Hàng hóa nhập khẩu phải chịu những loại thuế nào?

Bên cạnh thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu có một số loại thuế khác có thể được đánh vào hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp nhất định như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ hay thuế chống bán phá giá.

4. Dịch vụ của Công ty Luật ACC.

Nếu bạn có gặp phải khó khăn nào trong quá trình hạch toán thuế nhập khẩu hay những công việc liên quan đến thuế, kế toán, pháp lý… Hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ các bạn những gói dịch vụ chất lượng nhất, với chi phí hợp lý. Khi sử dụng dịch vụ của ACC, mọi công việc sẽ được chúng tôi hoàn thành từ a đến z vừa nhanh chóng vừa tiết kiệm được nhiều chi phí. Công ty Luật ACC cam kết sẽ không làm bạn thất vọng khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi.

Hy vọng bài viết Cách hạch toán thuế nhập khẩu (Cập nhật 2023) sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích.Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến của Công ty Luật ACC.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo