Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo Thông tư 200 [Chi tiết 2024]

Nếu bạn đang tìm hiểu về cách hạch toán hàng xuất khẩu theo Thông tư 200 thì hãy theo dõi bài viết này. Công ty Luật ACC sẽ gửi đến quý bạn đọc những nội dung liên quan đến hàng xuất khẩu và cách hạch toán hàng xuất khẩu theo Thông tư 200.

5-1

1. Khi xuất khẩu hàng hóa cần sử dụng hóa đơn nào?

Căn cứ theo Công văn số 11352/BTC-TCHQ quy định như sau:

- Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài: thì doanh nghiệp sẽ sử dụng hóa đơn thương mại.

- Khi xuất khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan: thì doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT (nếu Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) hoặc hóa đơn bán hàng (nếu Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).

2. Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo Thông tư 200.

2.1. Hạch toán hàng xuất khẩu đối với thuế xuất khẩu.

Khi hạch toán thuế xuất khẩu tại thời điểm giao dịch phát sinh sẽ xảy ra 2 trường hợp, đó là: Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp và Trường hợp không tách ngày thuế xuất khẩu phải nộp. Hạch toán từng trường hợp cụ thể như sau:

a. Trường hợp 1: Tại thời điểm giao dịch phát sinh tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp.

- Tại thời điểm giao dịch phát sinh tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 131: Tổng trị giá thanh toán

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu

Có TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK).

b. Trường hợp 2: Tại thời điểm giao dịch phát sinh không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp.

- Tại thời điểm giao dịch phát sinh không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu, hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 131: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu 

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu. 

- Định kỳ, xác định thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu. Hạch toán:

Nợ TK 511: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK) 

Có TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK). 

c. Kế toán ghi nhận giá vốn.

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán xuất khẩu

Có TK 155, 156…: Giá vốn hàng bán xuất khẩu.

d. Doanh nghiệp nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN.

- Khi nộp thuế xuất khẩu vào Ngân sách nhà nước, kế toán hạch toán:

Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).

e. Trường hợp thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có).

- Khi DN xuất khẩu hàng hóa thuộc các trường hợp được xét được hoàn, giảm thuế theo quy định của pháp luật. Kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112, 3333: Tiền thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm

Có TK 711: Tiền thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm.

2.2. Hạch toán hàng xuất khẩu đối với doanh thu hàng xuất khẩu.

Khi xuất khẩu hàng hóa, khách hàng có thể thanh toán tiền tại các thời điểm khác nhau, như: Thanh toán tiền ngay, thanh toán sau khi DN giao hàng và thanh toán trước khi DN giao hàng. Vậy hạch toán từng trường hợp cụ thể như sau:

a. Trường hợp khách hàng thanh toán tiền ngay cho DN.

- Khi khách hàng thanh toán ngay cho DN, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112: Thanh toán ngay tiền ngay (TGM tại ngày giao dịch)

Có TK 511: Doanh thu bán hàng (TGM tại ngày giao dịch).

b. Trường hợp Doanh nghiệp xuất hàng trước, khách hàng thanh toán sau.

- Khi Doanh nghiệp đồng ý khách hàng trả chậm, kế toán hạch toán:

Nợ TK 131: Tiền trả chậm (TGM tại ngày giao dịch)

Có TK 511: Tiền trả chậm (TGM tại ngày giao dịch).

- Khi DN nhận được tiền khách hàng thanh toán, kế toán hạch toán:

Nợ các TK 111, 112: Trị giá thanh toán (TGM tại ngày giao dịch)

Nợ TK 635: Nếu chênh lệch lỗ tỷ giá

Có TK 131: Tiền hàng (TGGS)

Có TK 515: Nếu chênh lệch lãi tỷ giá.

c. Trường hợp khách hàng thanh toán trước, DN xuất hàng sau.

Khi xuất khẩu hàng hóa cho khách hàng, khách hàng có thể trả trước trước toàn bộ số tiền hoặc trả trước 1 phần. Kế toán hạch toán như sau:

  • DN nhận trước toàn bộ số tiền khách hàng.

- Khi nhận trước toàn bộ số tiền hàng của khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán, hạch toán:

Nợ các TK 1112, 1122: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)

Có TK 131: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).

+ Khi xuất hàng xuất khẩu giao cho khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá tại thời điểm nhận trước, hạch toán:

Nợ TK 131: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)

Có TK 511: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).

  • DN nhận trước 1 phần số tiền khách hàng.

- Khi nhận trước 1 phần số tiền hàng ứng trước của khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán, hạch toán:

Nợ các TK 1112, 1122: Tiền hàng ứng trước (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)

Có TK 131: Tiền hàng ứng trước (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).

- Khi hoàn thành thủ tục hải quan, kế toán hạch toán như sau:

+ Kế toán ghi nhận phần doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, hạch toán:

Nợ TK 131: Tiền đã nhận trước của người mua (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)

Có TK 511: Tiền đã nhận trước của người mua (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước).

+ Kế toán ghi nhận phần doanh thu chưa thu được tiền theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (TGM của NH tại thời điểm phát sinh), hạch toán:

Nợ TK 131: Doanh thu chưa thu được (TGM của NH tại thời điểm phát sinh)

Có TK 511: Doanh thu chưa thu được (TGM của NH tại thời điểm phát sinh).

- Khi khách hàng trả nốt số tiền còn lại, hạch toán:

Nợ các TK 1112, 1122: Số tiền còn lại khách hàng phải trả (TGM của NH tại thời điểm phát sinh).

Nợ TK 635: Nếu lỗ tỷ giá hối đoái

Có 131: Số tiền còn lại khách hàng phải trả (TGGS kế toán đích danh từng khách hàng)

Có TK 515: Nếu lãi tỷ giá hối đoái

3. Dịch vụ của Công ty Luật ACC.

Công ty Luật ACC là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý, kế toán, thuế… uy tín hàng đầu Việt Nam. ACC có các chi nhánh văn phòng đại diện trên khắp 63 tỉnh thành, giúp khách hàng di chuyển thuận tiện và tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Chúng tôi đã hợp tác thành công với hàng trăm công ty lớn, nhỏ và nhận được đánh giá tích cực từ phía khách hàng. Chính vì vậy, bạn không cần phải lo lắng về chất lượng dịch vụ của Công ty Luật ACC. Chúng tôi cam kết sẽ không làm bạn thất vọng.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1.  Khi tính thuế xuất khẩu, điều gì là quan trọng nhất?

Khi tính thuế xuất khẩu, xác định giá trị hàng hóa là quan trọng nhất, chỉ khi xác định được giá trị hàng hóa thì chúng ta mới xác định được thuế xuất khẩu.

4.2.  Người nộp thuế xuất khẩu là ai?

Là tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu hoặc tổ chức, cá nhân nhận ủy thác xuất khẩu.

4.3. Khu vực phi thuế quan là gì?

Là khu vực kinh tế đặc biệt nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được xác định ranh giới rõ ràng và ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng rào chắn, bảo đảm cho hoạt động kiểm tra, giám sát của hải quan.

4.4. Đối tượng nào chịu thuế xuất khẩu?

  • Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam ra nước ngoài;
  • Hàng hóa xuất khẩu vào khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ;
  • Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu.

Hy vọng bài viết Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo Thông tư 200 sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo