Cách hạch toán giảm nguồn vốn chủ sở hữu

Giống với thông tư 200/2014/TT-BTC tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu theo thông tư 133/2016/TT-BTC đều thuộc loại tài khoản Vốn chủ sở hữu. Ta có thể dễ dàng nhận ra nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Quá trình giảm nguồn vốn chủ sở hữu trải qua các thủ tục pháp lý khá phức tạp, do đó cần xem xét cẩn trọng để hạch toán đúng. Và để hiểu rõ cách hạch toán giảm nguồn vốn chủ sở hữu hơn, mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây của luật ACC.

Cach-hach-toan-giam-nguon-von-chu-so-huu

Cách hạch toán giảm nguồn vốn chủ sở hữu

1. Nội dung phản ánh của tài khoản 411.

Tài khoản này dùng để phản ánh vốn do chủ sở hữu đầu tư hiện có và tình hình tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm:

– Vốn góp ban đầu, góp bổ sung của các chủ sở hữu;

– Thặng dư vốn cổ phần;

– Vốn khác.

Các doanh nghiệp chỉ hạch toán vào TK 4111 – “Vốn góp của chủ sở hữu” theo số vốn thực tế chủ sở hữu đã góp, không được ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của các chủ sở hữu.

Doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu theo từng nguồn hình thành vốn (như vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác) và theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân tham gia góp vốn.

2. Nguyên tắc khi ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Với câu hỏi: “giảm vốn chủ sở hữu bằng cách nào?”, thì việc các doanh nghiệp cần hiểu cặn kẽ về nguyên tắc khi giảm vốn như sau:

“đ) Doanh nghiệp ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu khi:

– Trả lại vốn cho các chủ sở hữu, hủy bỏ cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật;

– Giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

3. Hạch toán giảm vốn góp của chủ sở hữu khi góp vốn bằng tiền, hàng hóa, tài sản, chuyển nợ.

Để hạch toán giảm nguồn vốn kinh doanh thì khi thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu nhận vốn góp bằng tiền)

Nợ các TK 121, 128, 228 (nếu nhận vốn góp bằng cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác)

Nợ các TK 152, 155, 156 (nếu nhận vốn góp bằng hàng tồn kho)

Nợ các TK 211, 217, 241 (nếu nhận vốn góp bằng TSCĐ, BĐSĐT)

Nợ các TK 331, 338, 341 (nếu chuyển vay, nợ phải trả thành vốn góp)

Nợ các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn nhỏ hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).

Có TK  4111- Vốn góp của chủ sở hữu

Có các TK 4112, 4118 (chênh lệch giữa giá trị tài sản, nợ phải trả được chuyển thành vốn lớn hơn giá trị phần vốn được tính là vốn góp của chủ sở hữu).

4. Hạch toán  giảm vốn góp của chủ sở hữu bằng phát hành cổ phiếu huy động vốn từ các cổ đông.

4.1. Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (mệnh giá)

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá).

4.2.  Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông có chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ các TK 111,112 (giá phát hành)

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá)

Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu (mệnh giá)

Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (giá phát hành lớn hơn mệnh giá).

4.3. Các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần

Có các TK 111, 112.

5. Hạch toán giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu khi trả lại vốn góp.

Một cách khác để hạch toán giảm vốn góp thông qua phương pháp như sau:

– Trả lại vốn góp bằng tiền, hàng tồn kho,ghi:

Nợ TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu

Có các TK 111, 112,152, 155, 156… (giá trị ghi sổ).

– Trả lại vốn góp bằng TSCĐ, ghi:

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 211- Tài sản cố định.

– Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản trả cho chủ sở hữu vốn và số vốn góp của chủ sở hữu được ghi nhận vào làm tăng, giảm vốn khác của chủ sở hữu.

6. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Cách hạch toán giảm nguồn vốn chủ sở hữu

6.1 Nguyên nhân khiến vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm là gì?

  • Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn
  • Điều chuyển vốn cho đơn vị khác
  • Phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá
  • Giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp
  • Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
  • Hủy bỏ cổ phiếu quỹ

6.2 Tài khoản 411 có bao nhiêu tài khoản cấp 2?

Tài khoản 411 - vốn đầu tư của chủ sở hữu có 4 tài khoản cấp 2 gồm:

  • TK 4111 - vốn góp của chủ sở hữu
  • TK 4112 - thặng dư vốn cổ phần
  • TK 4113 - quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
  • TK 4118 - vốn khác

6.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về cách hạch toán giảm nguồn vốn chủ sở hữu không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về cách hạch toán giảm nguồn vốn chủ sở hữu uy tín, trọn gói cho khách hàng.

6.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về cách hạch toán giảm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

6. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về cách hạch toán giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (304 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo