Hướng dẫn thủ tục ra đầu thú cho người hết visa tại Nhật Bản

Đầu thú về bản chất chung là thể hiện hành động của người phạm tội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trình báo về hành vi phạm tội do mình gây ra và nhận sự khoan hồng của pháp luật. Vậy đối với trường hợp ở Nhật Bản thì thủ tục ra đầu thú cho người hết visa tại Nhật Bản như thế nào? Hãy cùng  ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn đọc giả tham khảo.

Kinh nghiệm xin visa du lịch Nhật Bản chi tiết
Hướng dẫn thủ tục ra đầu thú cho người hết visa tại Nhật Bản

1. Đầu thú là gì?

Đầu thú có thể hiểu là khi có một người phạm tội và họ biết có người đã biết họ thực hiện hành vi phạm tội và người phạm tội đó biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý về tội phạm mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.

2. Một số thứ giấy tờ cần chuẩn bị cho thủ tục ra đầu thú cho người hết visa tại Nhật Bản

- Hộ chiếu ( Passport). Nếu mất thì bạn cần phải làm lại hộ chiếu tại đại sứ quán Việt Nam.

- Thẻ ngoại kiều ( 在留カード ) kể cả thẻ đã hết hạn.

- Phiếu hóa đơn hoặc ảnh chụp thanh toán tiền điện thoại, tiền điện nước,.. Trong nhưng tháng gần nhất để chứng minh bạn không nợ nần gì tại Nhật. ( Nên có mấy loại giấy tờ này thì thủ tục sẽ thuận lợi hơn rất nhiều)

- Tiền khoảng 15 - 20 man. Đây là số tiền để mua vé máy bay để về nước + tiền ăn uống và đi lại trong thời gian chờ về nước ( Khoảng 15 ngày )

3. Hướng dẫn thủ tục ra đầu thú cho người hết visa tại Nhật Bản

Để hoàn tất thủ tục bạn cần phải lên cục 3 lần :

Lần 1 : Đến Nyukan gần nơi bạn ở Nhất để làm thủ tục đầu thú.

Nếu bạn chưa biết địa chỉ Nyukan ở khu vực của bạn thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn cầm giấy tờ đã chuẩn bị ở trên đến Nyukan và trình báo việc mình đang cư trú bất hợp pháp ở Nhật. Lúc này cục sẽ lấy lời khai của bạn và làm thủ tục cần thiết cho bạn. Tiếp đó họ sẽ hẹn bạn một ngày khác để làm việc tiếp.

Lần 2 :  Lấy lời khai của bạn.

Lần này cục xuất nhập cảnh sẽ hỏi bạn một số thông tin như sau :

+ Bạn trốn ra ngoài từ khi nào ?

+ Tại sao trốn ra ngoài bất hợp pháp ?

+ Đã làm những việc gì sau khi trốn ?

+ Có quen biết ai là người đang cư trú hợp pháp tại Nhật hay không ?

+ Làm ở đâu, ai giới thiệu cho ?

...

Lần 3 : Trình vé máy bay bạn đã mua và hoàn tất thủ tục.

- Bạn cầm vé máy bay đã mua lên Nyukan để họ xác nhận thời gian về nước của bạn và hoàn thành các thủ tục cần thiết khác.

Đến đây là bạn đã có thể về nước theo như ngày bay đã định sẵn trên vé máy bay rồi đó.

Một số điều cần lưu ý : 

- Bạn nên ra Nyukan để đầu thú chứ không nên ra đồn cảnh sát đầu thú vì sẽ bị tạm giam để điều tra có phạm tội hay không. Đầu thú ở đồn cảnh sát ngày về sẽ bị áp tải ra sân bay, phải lao động công ích.

- Nên mua vé máy bay sau khi đã lên Nyukan lần 2 để chốt ngày về, tránh trường hợp mua trước lại không đúng ngày phải hủy bỏ rất tốn kém.

- Nếu bạn có sử dụng thẻ ngoại kiều giả hay bất cứ giấy tờ giả nào thì nên vứt bỏ ngay. Nếu bị phát hiện thì rất rắc rối, có nguy cơ bị đi tù.

- Nếu đã ra đầu thú rồi thì không nên suy nghĩ lại và trốn tiếp, lần sau lên trình sẽ khó khăn.

4. Quy định về đầu thú theo pháp luật Việt Nam

“Điều 152. Người phạm tội tự thú,đầu thú:

1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.”

4.1 Đầu thú, biên bản đầu thú

– Điều luật bổ sung thêm trường hợp người phạm tội đầu thú so với quy định tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Tự thú và đầu thú là trường hợp người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quạn, tổ chức về hành vi phạm tội của mình.

– Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản vê việc tự thú, đầu thú. Trong biên bàn phải ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lơi khai cùa người tự thú, đâu thú. Biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú theo mẫu TBTP1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vè tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

4.2 Cơ quan có thẩm quyền

– Sau khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

– Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải kiểm tra xem tội phạm tự thú, đầu thú có thuộc thâm quyên điêu tra của mình hay không. Nếu thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, việc thông báo phải bằng văn bản. Trong trường hợp xác định tội phạm tự thú, đầu thú không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiêp nhận tự thú, đâu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thầm quyền đề tiếp nhận, giải quyết.

4.3 Ý nghĩa của việc người phạm tội tự thú, đầu thú

– Quy định trường hợp tự thú trong pháp luật là thể hiện chính sách khoan hồng nhất quán của Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với những người lầm lỗi mà chịu ăn năn hối cải. Thành tâm tự thú là một hành vi tích cực và là biểu hiện của sự ăn năn muốn hối cải của người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm pháp.

– Luật hình sự quy định việc người phạm tội tự thú là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Quy định về tự thú còn là quy định mang tính phòng ngừa tích cực. Hành vi tự thú không chỉ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá ra tội phạm và ngăn chặn được những hành vi tiếp tục thực hiện tội phạm mà còn tác động tích cực đến những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội, làm cho các đối tượng này phải hoang mang, dao động mà tự kiềm chế các hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình.

– Tự thú còn có ý nghĩa tích cực ở chỗ, làm giảm bớt những chi phí cần thiết cho việc điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội; rút ngắn thời hạn thực hiện các hành vi tố tụng. Vì những ý nghĩa đó, pháp luật tố tụng hình sự của nước ta, luôn khuyến khích tự thú. Cũng chính vì vậy mà luật cũng quy định những thủ tục tố tụng và các điều kiện pháp lý khác có lợi cho người tự thú.

Trên đây là bài viết về Hướng dẫn thủ tục ra đầu thú cho người hết visa tại Nhật Bản mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1088 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo