Tên thương hiệu là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thành lập và xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp. Vậy Cách đặt tên thương hiệu ấn tượng, dễ nhớ như thế nào? Làm sao cho tên thương hiệu được chuyên nghiệp, thu hút khách hàng và thể hiện sự phát triển của công ty. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.
1. Tên thương hiệu là gì?
Tên thương hiệu (Brand Name) thường sẽ là danh từ riêng được các nhà sản xuất hoặc một tổ chức nào đó áp dụng cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó.
Xem thêm Tên thương hiệu là gì? Những vấn đề cần quan tâm.
2. Các nguyên tắc đặt tên thương hiệu
Thứ nhất, sử dụng tên bảo hộ được
Điều kiện đầu tiên và nhất định bắt buộc phải làm trong quá trình đặt tên thươngh hiệu đó là tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý để không bị nhái. Tên dù có hay, có tuyệt vời như thế nào nhưng nếu tên đó không được bảo hộ tốt về pháp lý thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp.
Thứ hai, sử dụng tên miền có sẵn
Đa phần tên miền trên website đều được lấy theo tên thương hiệu, vì thế nếu không đăng ký tên miền thì hãy nên cân nhắc đến việc phát triển tên khác thay vì cố chấp sử dụng những tên không thể đăng ký tên miền.
Thứ ba, đặt tên đơn giản và dễ nhớ
Một trong những nguyên lý bị vi phạm nhiều nhất khi đặt tên thương hiệu đó là sự đơn giản. Bạn đừng đòi hỏi khách hàng của mình phải nhớ tên thương hiệu của mình một cách phức tạp.
Dù là tên nước ngoài hay tên tiếng Việt thì cách tốt nhất là bạn nên đặt "viết sao đọc vậy", tên có thể dài nhưng phải dễ đọc, dễ nhớ thì sẽ hiệu quả hơn tên khó đọc, khó nhớ.
Thứ tư, đặt tên phải tránh liên tưởng tiêu cực
Không ít những công ty đặt tên thương hiệu cho mình gặp những tình huống dở khóc dở cười, đọc thành tiếng thì nó lại mang ý nghĩa tiêu cực. Do đó cần tránh những trường hợp đặt tên như vậy.
Thứ năm, tên thương hiệu nên thể hiện được ngành nghề hoặc sản phẩm
Mặc dù không phải thương hiệu nào cũng cần thể hiện ngành nghề và sản phẩm nhưng tên thương hiệu của bạn tốt nhất nên thể hiện ngành nghề và sản phẩm trong đó.
Thứ sáu, tên thương hiệu thể hiện sự khác biệt
Tên thương hiệu cần có sự khác biệt với đối thủ, đặc biệt là đối thủ trực diện. Không nên đặt tên giống hoặc quá giống tên đối thủ. Tốt nhất tên thương hiệu quả bạn có sự khác biệt.
Thứ bảy, tên thương hiệu có phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Tên thương hiệu quả bạn cần có sự phân khúc và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Tên thương hiệu cần xác định rõ mục tiêu, phân khúc và khách hàng mục tiêu là ai? Với phân khúc bình dân thì cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể có thể đọc được.
3. Cách đặt tên thương hiệu ấn tượng, dễ nhớ
Cho dù các quá trình khác trong xây dựng thương hiệu có làm tốt đến đâu, nếu tên thương hiệu không thể tạo được ấn tượng dễ nhớ vào tâm trí người tiêu dùng thì mọi thứ cũng không có hiệu quả thành công. Chính vì vậy, cần phải cân nhắc thật kỹ và áp dụng các tiêu chí đặt tên thương hiệu sao cho phù hợp và tạo được dấu ấn đối với khách hàng.
Tiêu chí 1, tên thương hiệu phải ngắn gọn, dễ nhớ
Tên thương hiệu không phải là thông điệp, cũng không bao hàm ý mô tả công ty hay slogan của công ty, vậy nên điều đầu tiên cần lưu ý khi đặt tên đó là đảm bảo tính ngắn gọn, dễ dàng. Thông thường, chỉ nên đặt tên thương hiệu dưới 3 từ để đảm bảo tính tiếp cận người tiêu dùng.
Tuy nhiên dù có đặt tên thương hiệu đẹp, chuyên nghiệp và ngắn tới đâu tên công ty cũng phải gắn với sản phẩm của và giá trị kinh doanh của công ty, mục tiêu của lãnh đạo công ty.
Tiêu chí 2, hãy đặt tên theo các sản phẩm do công ty tạo ra
- Các sản phẩm chính mà công ty kinh doanh sẽ nói lên một phần tính chất và văn hóa công ty. Đối với các start-up thì việc đặt tên công ty theo sản phẩm này sẽ giúp thương hiệu của họ dễ đi vào tâm trí người dùng hơn.
- Đặt tên theo sản phẩm vừa tiết kiệm được ngân sách Marketing vừa giúp doanh nghiệp nhỏ lẻ làm truyền thông dễ dàng do, vừa giới thiệu sản phẩm vừa có thể “đá” sang câu chuyện thương hiệu.
- Tuy nhiên, có một điểm khó khăn đó chính là trong một công ty có thể có nhiều các sản phẩm đa dạng khác nhau vậy nên sau khi đã đặt tên cho thương hiệu chúng ta cần đảm bảo 2 yếu tố: Một là, phải đồng bộ về tên gọi, logo,..hai là, phải phù hợp với dịch vụ/sản phẩm mà công ty đang kinh doanh.
Tiêu chứ 3, đặt tên thương hiệu một cách chuyên nghiệp theo vùng miền
Đặt thương hiệu theo vùng miền thường được gợi ý cho các công ty cung cấp các sản phẩm do chính địa phương hay vùng miền đó sản xuất. Điều này đồng thời cũng là cách quảng bá cho quê hương mình đang sống.
Tiêu chí 4, đặt tên thương hiệu bằng tiếng Anh
Dù có rất nhiều hạn chế khi chúng ta sử dụng tiếng Anh để đặt tên thương hiệu Việt nhưng trên thực tế đây là hình thức đặt tên. Thêm vào đó, những cái tên này lại được người dùng nhớ rất nhanh dù có đọc sai hay bị viết sai. Tuy nhiên, sau khi đã làm xong phần chốt tên này chúng ta có lẽ sẽ mất khá nhiều thời gian để thực hiện quảng bá thương hiệu cũng như mô tả ý nghĩa của thương hiệu.
Tiêu chí 5, đặt tên thương hiệu trừu tượng
Đây thường là những từ không có nghĩa, những từ mang tính đại diện, chơi chữ hoặc cố tình để gây ấn tượng. Ưu điểm là dễ đặt và cấp quyền bảo hộ nhưng đôi khi cũng khiến người ta hiểu nhầm về giá trị thương hiệu khi chưa thành công.
Tiêu chí 6, đặc tên thương hiệu theo ý nghĩa đại diện
Cách đặt tên này là các doanh nghiệp sẽ lựa chọn một đặc trưng của khu vực cũng như quốc gia của mình dùng để đặt tên.
Việc đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp thực sự chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bài viết trên đây đã phần nào đưa ra Cách đặt tên thương hiệu ấn tượng, dễ nhớ dành cho các doanh nghiệp, tổ chức muốn tạo dựng thương hiệu. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng !
Nội dung bài viết:
Bình luận