Cách đặt tên công ty đúng luật và cực kỳ ấn tượng

Một trong những quyết định quan trọng khi thành lập một công ty hay doanh nghiệp là việc đặt tên, một bước không chỉ đơn giản mà còn đầy ý nghĩa và tác động lâu dài. Việc đặt tên công ty không chỉ là vấn đề sáng tạo mà còn phải tuân theo các quy định của pháp luật. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết Cách đặt tên công ty, doanh nghiệp theo pháp luật quy định.

Cách đặt tên công ty, doanh nghiệp theo pháp luật quy định

Cách đặt tên công ty đúng luật và cực kỳ ấn tượng

1. Vì sao đặt tên công ty lại quan trọng?

Tên công ty đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và định vị doanh nghiệp trên thị trường. Dưới đây là một số lý do cho thấy tầm quan trọng của việc đặt tên công ty:

Nhận diện thương hiệu:

  • Tên công ty là ấn tượng đầu tiên của khách hàng về doanh nghiệp.
  • Một cái tên hay, dễ nhớ sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu và phân biệt công ty bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Truyền tải thông điệp:

  • Tên công ty có thể thể hiện được lĩnh vực kinh doanh, giá trị cốt lõi và tầm nhìn của doanh nghiệp.
  • Ví dụ: "Công ty Cổ phần Công nghệ FPT" cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và có tầm nhìn trở thành công ty công nghệ hàng đầu.

Tạo dựng uy tín:

  • Một cái tên uy tín sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác.
  • Ví dụ: "Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)" là một ngân hàng uy tín với lịch sử hoạt động lâu đời.

Thu hút khách hàng:

  • Một cái tên hay, độc đáo sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ muốn tìm hiểu thêm về doanh nghiệp.
  • Ví dụ: "Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)" là một công ty sữa uy tín với nhiều sản phẩm chất lượng cao.

Tăng hiệu quả marketing:

  • Một cái tên dễ nhớ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá thương hiệu và tăng hiệu quả marketing.
  • Ví dụ: "Công ty Cổ phần Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam" là một công ty nước giải khát nổi tiếng với nhiều chiến dịch marketing thành công.

Do đó, việc đặt tên công ty là một quyết định quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu và lựa chọn một cái tên phù hợp với doanh nghiệp của mình.

2. Cách đặt tên cho công ty đúng với quy định của pháp luật

2.1 Quy định về tên công ty phải được đặt bằng tiếng Việt

Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về đặt tên doanh nghiệp như sau: 

Tên công ty bao gồm hai thành tố “Loại hình công ty” và “tên riêng” cấu thành theo thứ tự sau:

Loại hình công ty + Tên riêng.

Trong đó:

Loại hình doanh nghiệp viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng doanh nghiệp đặt theo ý muốn của mình, miễn là không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty đang có.

  • Tên riêng này nếu là tiếng Việt thì cần phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số/ký hiệu nhưng phải phát âm được;
  • Nếu viết bằng tiếng nước ngoài thì phải là tên dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Khi dịch có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài;
  • Tên viết tắt (không bắt buộc): Viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Ví dụ:

 - Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH FAMILY HOME;

 - Tên tiếng Anh: FAMILY HOME COMPANY LIMITED;

 - Tên viết tắt: FAMILY HOME CO.,LTD.

2.2 Quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp được quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

2.3 Quy định về tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

(Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

3. Những điều cấm trong đặt tên công ty

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 38 và Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

  • Cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Theo quy định này, việc xét tên trùng hoặc gây nhầm lẫn tên không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà khách hàng dự định đăng ký.

Ví dụ: CÔNG TY TNHH NANA thành lập năm 2016. Thời điểm hiện tại, bạn dự định đặt: CÔNG TY CỔ PHẦN NANA. Cho dù loại hình doanh nghiệp là khác nhau, nhưng tên riêng giống nhau thì vẫn là trùng tên, không thể đăng ký.

Các trường hợp nhầm lẫn tên (quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020)

+ Tên Tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: CÔNG TY TNHH LINH CHI & CÔNG TY TNHH LYNH CHI.

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ: CÔNG TY TNHH THIÊN MẠNH – Tên viết tắt: TM – Thành lập năm 2016

Thời điểm hiện tại, KH dự định đặt tên: CÔNG TY TNHH THIÊN MAI – Tên viết tắt: TM

Việc đăng ký tên viết tắt đối với công ty Thiên Mai là không được. Về cơ bản, theo quy định của Pháp luật, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt không bắt buộc phải có đối với việc đặt tên công ty. Trong trường hợp này khách hàng có thể bỏ tên viết tắt, hoặc thay đổi tên tiếng Việt để có tên viết tắt không bị trùng.

+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.

Ví dụ: CÔNG TY TNHH NANA & CÔNG TY TNHH NANA 01 – hai tên này gây nhầm lẫn cho nhau.

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “-“, “_”;

Ví dụ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LINH NGA

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ LINH NGA

Hai tên gây nhầm lẫn cho nhau.

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HOÀNG VŨ VN

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TÂN HOÀNG VŨ VN

Hai tên gây nhầm lẫn cho nhau.

+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Ví dụ:

CÔNG TY TNHH KIM CHI

CÔNG TY TNHH KIM CHI MIỀN NAM

Hai tên này gây nhầm lẫn cho nhau.

  •  Cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  •  Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

4. Hướng dẫn cách tra cứu tên công ty để tránh bị trùng

Đặt tên công ty trùng với công ty đã đăng ký là một trong những điều cấm, do đó, cần thực hiện tra cứu trước khi làm thủ tục đặt tên công ty để tránh bị trùng. Dưới đây là các bước tra cứu tên công ty:

Bước 1: Vào Trang chủ của Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 2: Chọn Dịch vụ công > Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến

Bước 3: Đăng ký tài khoản tại Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/online/Default.aspx

Bước 4: Sau khi kích hoạt tài khoản thành công, đăng nhập vào Hệ thống bằng tài khoản đã tạo, chọn Đăng ký doanh nghiệp > Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh > Tiếp theo.

Bước 5: Chọn Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc > Tiếp theo

Bước 6: Chọn loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp tư nhân… > Tiếp theo

Bước 7: Chọn các giấy tờ nộp qua mạng điện tử

Gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

- Danh sách thành viên (tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập);

- Bản sao Giấy chứng thực cá nhân;

- Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN)

Sau đó, chọn Tiếp theo > Bắt đầu.

Bước 8: Chọn Tên doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc và gõ tên công ty dự định thành lập.

Bước 9: Kiểm tra cả tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp dự định thành lập

5. Câu hỏi thường gặp:

5.1 Tên viết tắt của công ty trùng với tên viết tắt của công ty khác được không?

Không. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, ngoài tên bằng tiếng Việt thì tên viết tắt của công ty bằng tiếng Anh hay tiếng Việt khi đăng ký thành lập không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó.

5.2 Có được viết tắt cụm từ “trách nhiệm hữu hạn” hay “cổ phần” khi đặt tên công ty không?

Có. Khi đặt tên công ty bạn có thể viết tắt cụm từ “trách nhiệm hữu hạn” là “TNHH”, viết tắt “cổ phần” là “CP” để tên công ty không bị quá dài mà vẫn đảm bảo đúng quy định.

5.3 Tên viết tắt của công ty trùng với tên viết tắt của công ty khác được không?

Không. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, ngoài tên bằng tiếng Việt thì tên viết tắt của công ty bằng tiếng Anh hay tiếng Việt khi đăng ký thành lập không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (256 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo