Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú cho sinh viên [Mới nhất 2024]

Sau khi trải qua giai đoạn tuyển sinh đầu vào của các trường đại học, đa số sinh viên sẽ di chuyển đến sinh sống ở một chỗ ở mới để thuận tiện cho việc học. Vậy việc chuyển đổi chỗ ở mới này có phát sinh thủ tục pháp lý gì cần phải thực hiện hay không? Tất nhiên là có, việc này làm phát sinh việc đăng ký tạm trú với cơ quan đăng ký cư trú. Hãy để ACC hướng dẫn cách đăng ký tạm trú cho sinh viên trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú cho sinh viên mới nhất
Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú cho sinh viên mới nhất

1. Khi nào thì cần đăng ký tạm trú?

Sinh viên sau khi nhập học phải di chuyển đến sinh sống tại nơi ở mới để hỗ trợ cho việc học của mình. Và chính điều này đã làm phát sinh điều kiện của việc đăng ký tạm trú. Theo đó, khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp khác với nơi đăng ký thường trú (cụ thể là ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú) trong thời gian từ 30 ngày trở lên thì cần phải thực hiện đăng ký tạm trú. Do đó, sinh viên cần phải đăng ký tạm trú tại cơ quan đăng ký cư trú nơi ở hợp pháp mới của mình.

2. Cơ quan thực hiện đăng ký tạm trú

Cơ quan thực hiện việc đăng ký tạm trú là cơ quan đăng ký cư trú. Theo đó, căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020, cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Do đó, khi cần thực hiện đăng ký tạm trú, sinh viên nói riêng và công dân nói chung cần đến Công an xã nơi dự định tạm trú để hoàn thành thủ tục.

Đăng ký tạm trú online được thực hiện tại đâu và như thế nào? Hãy để ACC gửi đến bạn các thông tin bổ ích trong bài viết: Đăng ký tạm trú online

3. Hồ sơ đăng ký tạm trú

Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị để đăng ký tạm trú bao gồm:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA);
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người yêu cầu;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp như hợp đồng thuê nhà, thuê trọ, ký túc xá,…;
  • Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.

4. Cách đăng ký tạm trú cho sinh viên

Sinh viên có thể lựa chọn một trong hai cách đăng ký tạm trú cho sinh viên là trực tiếp hoặc trực tuyến (online).

Cách đăng ký tạm trú cho sinh viên bằng hình thức trực tiếp được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an cấp xã nơi dự kiến tạm trú

Để đăng ký tạm trú, người yêu cầu cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp đến Công an xã nơi dự kiến tạm trú.

Bước 2: Kiểm tra và thụ lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ kiểm tra hồ sơ về nội dung và tính pháp lý.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được tiếp nhận, cấp phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì có thể yêu cầu nộp bổ sung
  • Trường hợp không thể đăng ký thì có thể từ chối tiếp nhận (nêu rõ lý do từ chối).

Bước 3: Nộp lệ phí

Tiếp theo, người đăng ký sẽ thực hiện việc nộp lệ phí đăng ký tạm trú.

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký

Thời gian giải quyết là từ 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cuối cùng, người đăng ký nhận được kết quả giải quyết đăng ký tạm trú theo như thông tin trên phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

Tham khảo thêm về Cách đăng ký tạm trú cho sinh viên bằng hình thức trực tuyến tại đây

5. Chi phí thực hiện cách đăng ký tạm trú cho sinh viên

Hiện nay, lệ phí đăng ký tạm trú là khác nhau giữa các khu vực và được quy định trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Quy định này được căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và đảm bảo nguyên tắc mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.

Ví dụ đối với sinh viên đăng ký tạm trú tại Hà Nội - thành phố trực thuộc Trung ương, lệ phí khi đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ tạm trú là 15.000 đồng/lần ở các quận và các phường; 8.000 đồng/lần ở các khu vực khác.

6. Một số câu hỏi thường gặp

Đăng ký tạm trú là gì?

Đăng ký tạm trú là thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký cư trú khi vì một số lý do như học tập, làm việc, lao động mà công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp khác với nơi đăng ký thường trú (cụ thể là ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú) trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Trên đây là một số thông tin về cách đăng ký tạm trú cho sinh viên theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Hướng dẫn: Đăng ký tạm trú sinh viên
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (595 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo