Hướng dẫn cách chuyển đổi hóa đơn điện tử Viettel (Cập nhật 2024)

Là đơn vị lớn trực tiếp kết nối tới Tổng Cục thuế, Viettel đồng thời là doanh nghiệp cung cấp giải pháp Hóa đơn điện tử Viettel (S.invoice) và tổ chức trung gian kết nối truyền nhận – Tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử. Nhằm giúp các doanh nghiệp thuận tiện trong việc thực hiện các quy định mới của Tổng cục Thuế, Viettel hỗ trợ khách hàng chuyển đổi từ việc áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 32/2011/TT-BTC sang hóa đơn điện tử áp dụng theo Thông tư 78/2021/TT-BTC miễn phí. Bài viết dưới đây, ACC sẽ hướng dẫn cách chuyển đổi hóa đơn điện tử Viettel theo thông tư 78/2021/TT-BTC.

Huong Dan Chuyen Doi Hoa Don Dien Tu

Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử Viettel

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

2. Các trường hợp phải thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 & Nghị định 123

Các trường hợp phải thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 & Nghị định 123 bao gồm:

  • Doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh đang sử dụng hóa đơn giấy
  • Doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh đang sử dụng hóa đơn điện tử theo thông tư cũ

3. Hướng dẫn 6 bước chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 & Nghị định 123

Dưới đây là cách thức chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2021/NĐ-CP mà các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh cần lưu ý.
Bước 1: Xác định đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã hay không có mã
Để xác định doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh của mình thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử có mã hay không có mã của cơ quan thuế, các doanh nghiệp có thể xác định theo cách dưới đây:
- Đối tượng sử dụng hình thức hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:
5 nhóm đối tượng:
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trừ trường hợp thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế. (Khoản 1 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019)
+ Doanh nghiệp thuộc đối tượng đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã có nhu cầu chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. (Khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
+ Doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế
Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế; và được cơ quan thuế thông báo về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. (Khoản 2 Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
+ Hộ, cá nhân kinh doanh
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
(Khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, Khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP; Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh để giao cho khách hàng. (Khoản 4 Điều 91 luật Quản lý thuế 2019; Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)
- Đối tượng sử dụng hình thức hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
+ Doanh nghiệp kinh doanh ở 15 lĩnh vực: điện lực; xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy. (Khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019)
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế. (Khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019)
+ Doanh nghiệp thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng sau 12 tháng kể từ thời điểm chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, nếu người nộp thuế có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử không có mã (Khoản 2 Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
Lưu ý: đơn vị thuộc đối tượng Không mã cơ quan thuế vẫn có thể đăng ý sử dụng HĐĐT Có mã cơ quan thuế
Bước 2: Lập Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT gửi cơ quan thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Người nộp thuế lập tờ khai Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT (đính kèm tại Phụ lục IA Nghị định 123/2021/NĐ-CP) gửi tới Cơ quan Thuế. Lưu ý, có thể nộp trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế (https://www.gdt.gov.vn/wps/portal) hoặc thông qua phần mềm hóa đơn điện tử Viettel
Tờ khai theo mẫu 01
Tờ khai theo mẫu 01/ĐKĐT-HĐĐT.

Sau đó, Cơ quan thuế sẽ phản hồi Người nộp thuế bằng thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT về việc “Chấp nhận” hoặc “Từ chối” việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của Doanh nghiệp trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được tờ khai đăng ký mẫu 01/ĐKĐT-HĐĐT của doanh nghiệp.

Thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Cơ quan thuế gửi thông báo “Chấp nhận” đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 3: Lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn uy tín

Sau khi được Cơ quan thuế thông báo “Chấp nhận” đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, người nộp thuế cần liên hệ ngay với các đơn vị là Nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế lựa chọn, trong đó có Viettel.
Phần mềm hóa đơn điện tử viettel được nghiên cứu, phát hành và sở hữu bởi chính bởi tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Quân Đội Viettel, một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam. Phần mềm là phương tiện cho phép người dùng khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ …và ghi nhận toàn bộ các thông tin về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ ngay tại thời điểm phát sinh trên hệ thống máy tính mà đơn vị đó đã được cấp mã số thuế.
Bước 4: Hủy hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử mẫu cũ
Người nộp thuế tiến hành thủ tục hủy hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử thông tư cũ còn tồn theo mẫu TB03AC có trong HTKK để nộp cho Cơ quan thuế.
Bước 5: Lập, xuất hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và gửi cho khách hàng
Người nộp thuế tiến hành lập và xuất hóa đơn điện tử theo đúng Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2021/NĐ-CP để gửi cho khách hàng.
Bước 6: Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mẫu BC26 lần cuối cho hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử cũ theo thông tư 32 khi đến hạn nộp
4. Chuyển đổi hóa đơn điện tử trên hệ thống SInvoice 2.0
Về Hướng dẫn cách chuyển đổi hóa đơn điện tử Viettel trên hệ thống hóa đơn điện tử Viettel SInvoice 2.0, mời Quý bạn đọc theo dõi chi tiết ở video dưới đây:

[video width="1600" height="900" mp4="https://accgroup.vn/wp-content/uploads/2022/08/huong-dan-chuyen-doi-hoa-don-dien-tu-viettel.mp4"][/video]

Trên đây là Hướng dẫn cách chuyển đổi hóa đơn điện tử Viettel, trường hợp Quý bạn đọc còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với ACC theo các thông tin dưới đây để được hỗ trợ chi tiết:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo