Thời đại 4.0 hiện nay thì không còn ai xa lạ với các ví điện tử. Hiện nay hoạt động thanh toán không sử dụng tiền mặt đã trở nên rất phổ biến đối với khách hàng tiêu dùng. Việc thanh toán thông qua ví điện tử là một trong những loại dịch vụ trung gian thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Như vậy thì các ví điện tử là gì? Các ví điện tử bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về cho vay của tổ chức tín dụng. Để tìm hiểu hơn về các ví điện tử các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về các ví điện tử nhé.
Các ví điện tử
1. Khái quát các ví điện tử.
Thời đại 4.0 hiện nay thì không còn ai xa lạ với các ví điện tử. Hiện nay hoạt động thanh toán không sử dụng tiền mặt đã trở nên rất phổ biến đối với khách hàng tiêu dùng. Việc thanh toán thông qua ví điện tử là một trong những loại dịch vụ trung gian thanh toán phổ biến nhất hiện nay.
Cơ sở pháp lý liên quan:
- Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
- Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
- Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.
2. Ví điện tử là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Dịch vụ ví điện tử là một dịch vụ thuộc dịch vụ hỗ trợ dịch vụ hỗ trợ thanh toán. Ngoài ra theo quy định khoản 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP. Như vậy, ví điện tử được quy định như sau:
- Dịch vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
3. Hoạt động cung ứng phí dịch vụ.
Theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về tổ chức cung ứng dịch vụ như sau:
Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải cung cấp công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử. Công cụ giám sát phải đảm bảo:
- Cho phép giám sát tổng số lượng Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động), tổng số dư Ví điện tử của tất cả khách hàng tại thời điểm truy cập công cụ giám sát;
- Cho phép giám sát tổng số dư tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử, thông tin của từng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác, bao gồm tên tài khoản, số hiệu tài khoản, số dư tại thời điểm truy cập công cụ giám sát;
- Cho phép khai thác số liệu theo kỳ báo cáo tháng (tính từ ngày 01 của tháng đến ngày cuối cùng của tháng) vào chậm nhất là ngày 05 tháng tiếp theo, bao gồm:
- Tổng số lượng và tổng số dư Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động) vào cuối ngày của ngày cuối cùng của kỳ báo cáo; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán và các giao dịch khác của Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;
- Tổng số lượng giao dịch bên Nợ, tổng giá trị giao dịch bên Nợ, tổng số lượng giao dịch bên Có, tổng giá trị giao dịch bên Có của tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;
- Thông tin về 10 Ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất và 10 Ví điện tử có giá trị giao dịch cao nhất theo từng đối tượng khách hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán; khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức nhưng không bao gồm cá nhân, tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán) bao gồm số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, rút tiền theo từng ngân hàng liên kết; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền; tổng số lượng và tổng giá trị các giao dịch khác nếu có (chỉ thống kê các giao dịch do hệ thống xử lý thành công). Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.”
4. Câu hỏi thường gặp
Ví điện tử là gì?
Ví điện tử hay còn có tên gọi khác là một tài khoản Online có khả năng thanh toán trực tuyến các loại hóa đơn, mua sắm, nạp tiền điện thoại… Để sử dụng ví, bạn cần liên kết với tài khoản ngân hàng, sau đó nạp tiền vào ví và tiến hành các giao dịch.
Làm thế nào sử dụng ví điện tử an toàn?
Để sử dụng ví điện tử, đầu tiên bạn tải ứng dụng của ví về máy và tiến hành cài đặt. Sau khi đăng ký thông tin, bạn chọn ngân hàng mình đang sử dụng để liên kết tài khoản với ví. Bạn lưu ý cần nhập thông tin chính xác để sử dụng ví dễ dàng hơn.
Sau khi thiết lập tài khoản thành công, bạn có thể nạp tiền vào ví và thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn… nhanh chóng.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ của ACC?
Khi sử dụng dịch vụ của ACC, chúng tôi cam kết với khách hàng:
- Giá trọn gói và không phát sinh.
- Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
- Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí
- Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ cao
Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC
Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.
5. Kết luận các ví điện tử.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về chức năng của các ví điện tử và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến các ví điện tử. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về các ví điện tử đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về các ví điện tử vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận