Các trường hợp tái phạm nguy hiểm [Chi tiết 2023]

Tái phạm nguy hiểm là phạm tội sau khi đã bị kết án và áp dụng hình phạt nhưng chưa được xoá án tích về tội đã bị kết án đó. Đây thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong Bộ luật Hình sự. Bài viết sau đây, ACC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Các trường hợp tái phạm nguy hiểm.

Các trường hợp tái phạm nguy hiểm
Các trường hợp tái phạm nguy hiểm

1. Tái phạm là gì

Căn cứ Khoản 1, Điều 53, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tái phạm như sau:

"Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý."

Hiểu nôm na tái phạm là việc lặp lại hành vi phạm tội, nghĩa là trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới đều được xem là tái phạm quy định tại Điều luật này. Cụ thể để đảm bảo tái phạm phải đảm bảo 2 điều kiện:

  • Đã bị kết án và chưa xóa án tích
  • Phạm tội do cố ý hoặc phạm tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy có những trường hợp loại trừ sau đối với tái phạm:

  • Thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị kết án hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích;
  • Phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý.

Tuy nhiên, đã bị kết án phải hiểu như thế nào cho đúng và thống nhất thì hiện nay chưa có. Có quan điểm cho rằng đã bị kết án thì bản án đó phải là bản án đã có hiệu lực pháp luật, có quan điểm cho rằng chỉ cần có bản án thì đã được xem là bị kết án mà không cần phải đợi đến khi bản án đó có hiệu lực.

Riêng ACC đồng ý với quan điểm rằng đã bị kết án phải hiểu là bản án đã được tuyên và có hiệu lực pháp luật, trong trường hợp bản án chưa có hiệu lực nếu có hành vi phạm tội mới thì hoàn toàn có thể áp dụng tổng hợp nhiều bản án và như vậy không cần phải áp dụng tình tiết tái phạm nữa vì khi đó nó sẽ trở nên thừa.

Dấu hiệu của tái phạm

Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đó đã bị kết án

Với quy định tại Khoản 1 Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tội phạm mà người phạm tội bị kết án trước đó bất kể tội nào, không phụ thuộc vào loại tội, dấu hiệu lỗi. Đó có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng; lỗi của người phạm tội có thể là cố ý, có thể là vô ý.
Có thể hiểu, đã bị kết án là đã có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích

Việc xem xét một người bị kết án đã được xóa án tích hay chưa cần dựa vào quy định về xóa án tích do Bộ luật Hình sự quy định tại các điều từ Điều 69 đến 73 Bộ luật Hình sự và Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, việc xác định một người đã bị Tòa án xử phạt có được xóa án tích hay chưa phải xem xét họ đã chấp hành xong nội dung bản án liên quan đến họ hay chưa bao gồm: hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (như án phí, bồi thường thiệt hại…).

Người phạm tội lại phạm tội mới do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Dấu hiệu này đòi hỏi tôi sau mà người phạm tội thực hiện phải là tội do cố ý (không phân biệt tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tôi đặc biệt nghiêm trọng) hoặc tội do vô ý nhưng chỉ đối với tội rất nghiêm trọng, tôi đặc biệt nghiêm trọng. Nếu tội sau mà người phạm tội thực hiện thuộc tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do vô ý thì người phạm tội không bị tái phạm.

2. Tái phạm nguy hiểm là gì

Căn cứ Khoản 2, Điều 53, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tái phạm nguy hiểm như sau:

"Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý."

Các trường hợp tái phạm nguy hiểm

Có thể hiểu, tái phạm nguy hiểm là việc tái phạm trong những trường hợp đặc biệt được quy định. Tái phạm nguy hiểm bao gồm 2 trường hợp:

Trường hợp 1:

  • Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích
  • Phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

Từ trường hợp này có thể thấy rằng rất dễ xảy ra sự nhầm lần giữa tái phạm và tái phạm nguy hiểm, bởi lẽ như đã phân tích điều kiện để thỏa mãn tái phạm bao gồm:

  • Đã bị kết án và chưa xóa án tích
  • Phạm tội do cố ý hoặc phạm tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy tái phạm bao gồm trong đó có cả tái phạm nguy hiểm, nghĩa là nếu thỏa điều kiện tại phạm nguy hiểm (trường hợp 1) thì đương nhiên sẽ thỏa điều kiện tái phạm nhưng nếu thỏa điều kiện tái phạm thì chưa chắc đã là tái phạm nguy hiểm. Do đó đầu tiên chúng ta phải xem xét có tại phạm nguy hiểm hay không, nếu không thì mới xét đến có thỏa điều kiện tái phạm hay không chứ không phải làm ngược lại.

Trường hợp 2:

  • Đã tái phạm, chưa được xóa án tích
  • Phạm tội do cố ý

Đây là trường hợp dễ nhận biết và không thể bị nhầm lẫn với trường hợp tái phạm do điều kiện cần đầu tiên là phải tái phạm rồi, tức hành vi phạm tội gần nhất tối thiểu phải là hành vi phạm tội thứ 3.

Trường hợp này có 1 khả năng không bị xem là tái phạm nguy hiểm khi hành vi phạm tội thứ 3 đó là hành vi phạm tội do vô ý (không cần xét đến tính loại tội phạm đã thực hiện là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng)

Dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm

Một là, trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đó đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Việc xác định dấu hiệu người phạm tội “đã bị kết án” cũng được xác định như trường hợp tái phạm. Tuy nhiên, tội phạm trước mà người phạm tội bị kết án chỉ giới hạn ở tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

Hai là, người bị kết án chưa được xóa án tích. Dấu hiệu này được xác định như trường hợp tái phạm.

Ba là, người phạm tội lại phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Tội này được thực hiện sau và được xét xử sau. Đồng thời, lần phạm tội này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập do Bộ luật Hình sự quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Các trường hợp tái phạm nguy hiểm do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung Các trường hợp tái phạm nguy hiểm, Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo