Các trường hợp phải đăng ký địa điểm kinh doanh [2024]

Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp hiện nay cũng như dựa theo tính chất đặc thù của công việc, nhiều doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau. Do đó, phải đăng ký địa điểm kinh doanh để phục vụ cho nhu cầu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp/bạn đọc vẫn chưa hiểu rõ trường hợp nào phải đăng ký địa điểm kinh doanh và theo quy định pháp luật mới thì như thế nào. Nhằm giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc, Công ty Luật ACC gửi đến các bạn bài viết dưới đây về Các trường hợp phải đăng ký địa điểm kinh doanh mới nhất.
Cac Truong Hop Phai Dang Ky Dia Diem Kinh Doanh
Các trường hợp phải đăng ký địa điểm kinh doanh [2023]

1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 3 điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 thì Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Ví dụ: Công ty X có trụ sở chính ở quận Đống Đa, Hà Nội và một số cửa hàng của công ty tại Cầu Giấy, Nam Từ Liêm. Theo quy định hiện nay, ngoài trụ sở chính, công ty X có thể lập địa điểm kinh doanh cho các cửa hàng đã nêu trên với điều kiện các cửa hàng ở Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm phải có đăng ký kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Theo đó những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, giới thiệu sản phẩm) thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.

2. Các trường hợp phải đăng ký địa điểm kinh doanh mới nhất

Theo quy định trong luật doanh nghiệp năm 2020, Doanh nghiệp chỉ có một trụ sở chính, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tại các địa điểm khác nhau thì doanh nghiệp phải đăng ký chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh tại nơi mình đang kinh doanh.Vì địa điểm kinh doanh là một đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, không có con dấu riêng. Do đó doanh nghiệp chỉ có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại những địa điểm kinh doanh cùng tỉnh (thành phố) với nơi công ty đặt trụ sở chính
Ví dụ: Công ty A có trụ sở tại Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, tuy nhiên công ty lại có các cửa hàng kinh doanh ở nhiều quận khác nhau như Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 công ty A sẽ phải đăng ký kinh doanh cho các cửa hàng ở quận Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm dưới hình thức địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty.

3. Những trường hợp không đăng ký địa điểm kinh doanh

Khái niệm địa điểm kinh doanh và trụ sở chính là có sự khác nhau. Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính, được thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trên thực tế, địa điểm kinh doanh hay trụ sở chính đều được thể hiện bằng địa chỉ (số nhà, đường...). Việc doanh nghiệp không đăng ký địa điểm kinh doanh ở một địa chỉ khác có thể thuộc hai trường hợp như sau:
- Mở địa điểm kinh doanh mới mà không gửi thực hiện thủ tục thông báo, trong khi vẫn hoạt động kinh doanh ở trụ sở chính theo Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Chuyển trụ sở chính sang địa chỉ khác mà không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi.

4. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

Theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP trình tự, thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh;
Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định;
Hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau:
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh (Mẫu Phụ lục II-7 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bằng hình thức online (trực tuyến) qua cổng thông tin quốc gia
Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả xử lý hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh, đồng thời cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ và các bạn nộp lại hồ sơ sửa đổi, bổ sung, sau đó chờ kết quả như ban đầu.
Hồ sơ sau khi được nộp sẽ được sở kế hoạch đầu tư xem xét tính hợp pháp để tiến hành cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh hoặc yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 5: Cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia và cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành cập giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và đăng thông tin thông tin địa điểm trên cơ sở dữ liệu.

LƯU Ý KHI THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

  • Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng;
  • Chế độ kế toán của địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính của công ty hoặc chi nhánh chủ quản;
  • Địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản.
  • Mỗi địa điển kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm (khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài).
  • Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
  • Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;
  • Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.

5. Những câu hỏi thường gặp

Có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Nếu trước đây địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì hiện nay doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thành lập địa điểm kinh doanh có được miễn thuế môn bài không?

Khi doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp được miễn thuế môn bài thì địa điểm kinh doanh mới thành lập cũng sẽ được miễn thuế môn bài theo chi nhánh hoặc doanh nghiệp chủ quản. Trường hợp doanh nghiệp đã hoạt động từ các năm trước nhưng mới thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh thành lập vẫn phải nộp thuế môn bài.

Công ty được thành lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

Không hạn chế số lượng địa điểm kinh doanh được lập cho 01 công ty.

Địa điểm kinh doanh có phải mua chữ ký số riêng không?

Nếu địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh thì không cần mua chữ ký số, nếu phát sinh mua bán hàng hóa thì cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Các trường hợp phải đăng ký địa điểm kinh doanh mới nhấtTrong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề, thủ tục liên quan đến doanh nghiệp hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo