Để quý khách hàng nắm được các trường hợp không được tách thửa đất hiện nay là gì, người sử dụng đất có thể chủ động trong việc lên kế hoạch sử dụng đất, tránh mất thời gian đi làm thủ tục. ACC xin gửi đến bài viết về Các trường hợp không được tách thửa đất [Chi tiết 2023], mời các bạn thao khảo nhé!
Hiện nay, nếu cán bộ địa chính trả lời bạn không được phép tách thửa thì bạn có thể thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Đất không có Sổ đỏ
Do bạn tách thửa đất để bán nên theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có Sổ đỏ, Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai.
Các trường hợp không được tách thửa đất
2. Đất không đáp ứng được điều kiện về diện tích tối thiểu
Khi tách thửa đất thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải đáp ứng được điều kiện về diện tích thậm chí chiều cạnh tối thiểu.
Diện tích tối thiểu khác nhau phụ thuộc vào Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
Chẳng hạn, tại Nội thành Hà Nội, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách phải đạt 30m2 mới đủ điều kiện tách thửa.
Không chỉ Hà Nội, đây là điều kiện áp dụng đối với tất cả các tỉnh thành và các loại đất.
Vì thế, nếu thửa đất của bạn không đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước tối thiểu sẽ không được phép tách thửa.
3. Việc tách thửa không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định một trong những nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong hầu hết các Quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh về điều kiện tách thửa cũng đều đề cập đến nguyên tắc này, nghĩa là, muốn tách thửa phải phù hợp với quy hoạch.
Đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch cũng không được tách thửa.
Chẳng hạn, Hà Nội quy định rõ, không cho phép tách thửa đối với trường hợp thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đất đang có tranh chấp
Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định đất đang có tranh chấp không được phép chuyển nhượng (thể hiện ở đơn giải quyết tranh chấp đất đai).
Ngoài ra, tại Quyết định về điều kiện tách thửa của Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành cũng quy định rõ đất không có tranh chấp mới được tách thửa. Trong khi đó nhiều tỉnh, thành không quy định rõ điều kiện này.
Như vậy, đất có tranh chấp sẽ không đủ điều kiện tách thửa.
5. Đất hết thời hạn sử dụng
Điều kiện này áp dụng với loại đất sử dụng có thời hạn (chẳng hạn đất nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ...).
Khi đất không còn trong thời hạn sử dụng (hết thời hạn sử dụng đất) thì người sử dụng đất không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,…(theo Điều 188 Luật Đất đai).
Vì thế, nếu đất hết thời hạn sử dụng, bạn cũng không được phép tách thửa.
6. Đất có quyền sử dụng đang bị kê biên
Cũng theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, trường hợp quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án thì không được chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp...
Đồng thời khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự (theo khoản 1 Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008). Vì thế, không có Sổ đỏ để tiến hành làm thủ tục tách thửa.
7. Đất đã có thông báo thu hồi
Căn cứ Điều 67 Luật Đất đai 2013, trước khi có quyết định thu hồi đất thì người dân sẽ được cơ quan Nhà nước gửi thông báo thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Thông báo thu hồi đất được gửi đến cho người có đất bị thu hồi. Theo đó, khi có thông báo thu hồi đất thì cơ quan nhà nước sẽ từ chối hồ sơ đề nghị tách thửa của người sử dụng đất.
Để được tách thửa đất thì ngoài việc đất đó không thuộc các trường hợp không được phép tách thửa trên đây thì tách thửa đất được thực hiện khi đủ các điều kiện để được tách thửa dưới đây:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100, Điều 101 của Luật Đất đai năm 2013
- Đất đang trong thời hạn sử dụng và không có bất kỳ tranh chấp nào
- Đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa. Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diên tích tối thiểu được tách thửa như sau: ” Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”. Như vậy căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau, và được quy định tại Quyết định của UBND cấp tỉnh.
- Không thuộc các trường hợp không cho phép tách thửa:
- Thửa đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
Lưu ý: Nếu tách thửa mà tạo thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được phép tách thửa.
Trên đây là bài viết về Các trường hợp không được tách thửa đất [Chi tiết 2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận