Các trường hợp không bồi thường thiệt hại thường rơi vào những quy định về miễn trách nhiệm bồi thường. Vậy đó là những trường hợp nào, điều kiện gì thì được áp dụng? Sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết bên dưới!
Một hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành và trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm. Trong quy định của bộ luật dân sự hiện hành và các quy định riêng của các lĩnh vực pháp lý cụ thể có quy định về các trường hợp không bồi thường thiệt hại. Cụ thể ra sao sẽ được Luật ACC chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Có nhiều trường hợp xảy ra thiệt hại nhưng không cần bồi thường thiệt hại
1. Các trường hợp gây thiệt hại mà không cần bồi thường trong hợp đồng
Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
Mộ trong các nội dung cơ bản phải có trong hợp đồng, áp dụng chung trong các lĩnh vực cụ thể gồm: Đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Như vậy, việc bồi thường thiệt hại là một trong những nội dung quan trọng mà các bên phải thực hiện và tôn trọng. Tuy nhiên, các trường hợp gây thiệt hại mà không cần bồi thường sẽ bao gồm:
- Do thỏa thuận của các bên: Bản chất của hợp đồng sự thỏa thuận của các bên nên nếu các bên thỏa thuận thì có thể bên vi phạm nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời, việc vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ hợp đồng thì không phải bồi thường thiệt hại;
- Do một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng: Đây là quy định tại Điều 363, BLDS năm 2015, thì bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Do đó, nếu hợp đồng bị hủy bỏ vì một bên vi phạm nghĩa vụ thì bên còn lại sẽ không phải bồi thường thiệt hại
- Do sự kiện bất khả kháng: Theo Điều 351 BLDS, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự trừ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
- Trường hợp khác do Luật quy định: Thường thì quy định trong các văn bản chuyên ngành
2. Các trường hợp gây thiệt hại mà không cần bồi thường ngoài hợp đồng
Loại trừ các trường hợp không cần bồi thường thiệt hại khi vi phạm ở hợp đồng thì ngoài hợp đồng cũng có thể áp dụng nếu rơi vào trong tình huống cụ thể như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại trừ có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định khác
Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Trường hợp phòng vệ chính đáng, để bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm mà tránh một nguy hiểm lớn hơn
- Do sự kiện bất khả kháng;
- Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
- Các bên có thỏa thuận khác về bồi thường thiệt hại
Như vậy, toàn bộ những nội dung trên đây của chúng tôi đề cập đến vấn đề các trường hợp không bồi thường thiệt hại và cụ thể trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất trong đòi bồi thường thiệt hại, quý khách hàng có thể liên lạc để nhận thông tin tư vấn từ chúng tôi bên dưới. Đội ngũ chuyên viên, luật sự có kinh nghiệm sẽ giải đáp bằng kinh nghiệm của mình trên thực tế, đảm bảo hài lòng quý khách hàng. Liên lạc với chúng tôi qua:
- Hotline tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!