Tổ chức quốc tế là gì ? [Cập nhập 2024]

Cho tới nay, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng chưa đưa ra được định nghĩa nào về tổ chức quốc tế. Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế cũng chỉ giải thích thuật ngữ tổ chức quốc tế dùng để chỉ các tổ chức quốc tế liên chính phủ (khoản 1, Điều 2).

Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Tổ chức quốc tế là gì ? [Cập nhập 2023] để cùng giải đáp các thắc mắc.

1. Khái niệm tổ chức quốc tế

Nghiên cứu bản chất pháp lý, phương thức thành lập tổ chức quốc tế, cũng như những mục đích, nguyên tắc, cơ cấu hoạt động cùa tổ chức quốc tế, có thể định nghĩa tổ chức quốc tế như sau:

Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điểu ước quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó và có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt với các thành viên và các chủ thể khác.

Nhan Hieu Quoc Te

2. Đặc điểm tổ chức quốc tế

+ Là liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền

Thành viên của tổ chức quốc tế chủ yếu là các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Đặc điểm này cho phép phân biệt tổ chức quốc tế với các tổ chức quốc tế phi chính phủ và các nhà nước liên bang. Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế hoạt động trong một số lĩnh vực như kinh tế-thương mại quốc tế như WTO chấp nhận một số vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Ma Cao... hoặc tổ chức quốc tế khác tham gia tổ chức quốc tế đó, ví dụ trường hợp EU là thành viên cùa WTO.

+ Hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế ký kết giữa các thành viên

Cơ sở pháp lý để hình thành nên tổ chức quốc tế và duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các quốc gia thành viên là các đỉều ước quốc tế. Các điều ước quốc tế này có thể có nhiều tên gọi khác nhau, như hiến chương, quy chế, hiệp ước nhưng về bản chất, chúng có ý nghĩa là điều lệ của một tổ chức quốc tế. Điều ước quốc tế này quy định mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động cùa tổ chức quốc tế, các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các quốc gia thành viên cũng như của tổ chức quốc tế này trong các quan hệ đối nội và đối ngoại của tổ chức quốc tế đó.

+ Có cơ cấu thường trực để duy trì hoạt động chức năng

Đe tồn tại và phát triển, đồng thời có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà các quốc gia thành viên ttao cho, các tổ chức quốc tế phải thiết lập hệ thống cơ quan bao gồm các cơ quan chính và bổ trợ. Các cơ quan chính của tổ chức quốc tế thông thường bao gồm các cơ quan toàn thể, có chức năng hoạch định chính sách, các cơ quan chấp hành và các cơ quan hành chính, như ban thư ký, mà đứng đầu là Tổng thư ký.

Đe đảm bảo duy trì mọi hoạt động chức năng, tổ chức quốc tế phải có trụ sở làm việc. Các tổ chức quốc tế có thể ký kết các hiệp định thuê trụ sở làm việc với một quốc gia thành viên hoặc một quốc gia trung lập, không phải là thành viên. Đây cũng là đặc điểm để có thể phân biệt tổ chức quốc tế với các hình thức hợp tác khác hiện nay, như các diễn đàn, các hội nghị quốc tế.

+ Có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt

Là chủ thể của Luật quốc tế, tổ chức quốc tế có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt.(1) Tính chất riêng biệt của quyền năng chủ thể của tổ chửc quốc tế được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, quyền năng của tổ chức quốc tế độc lập với quyền năng chủ thể của các quốc gia thành viên. Điều này bảo đảm tổ chức quốc tế thực hiện hiệu quả các hoạt động trong thẩm quyền chức năng của mình. Thứ hai, xét về nguồn gốc phát sinh quyền năng chủ thể, quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế là quyền năng chủ thể phái sinh do được các quốc gia thành viên thoà thuận tự nguyện trao cho tổ chức quốc tế. Thử ba, khác với quốc gia có quyền năng chủ thể đầy đủ, tổ chức quốc tế chỉ có quyền năng chủ thể hạn chế. Ngoài một số quyền năng chủ thể luật quốc tế cơ bản mà bất kỳ chủ thể luật quốc tế nào cũng được thụ hưởng như quyền năng ký kết điều ước quốc tế, quyền ưu đãi và miễn trừ, quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế bị hạn chế trong phạm vi đỉều lệ của tổ chức quốc tế. Thứ tư, quyền năng chủ thể luật quốc tế của các tổ chức quốc tế khác nhau sẽ không giống nhau.

3. Câu hỏi thường gặp

3.1. Kinh tế quốc tế là gì?

Kinh tế quốc tế (International Economics) là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.

Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.

3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Hội nhập kinh tế là việc mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế tiếng Anh là International Economic Integration.

3.3. Tổ chức Liên Chính phủ là gì?

Các IGO được thành lập bởi một hiệp ước hoạt động như một điều lệ tạo ra nhóm. Các hiệp ước được hình thành khi các đại diện hợp pháp (chính phủ) của một số quốc gia trải qua quá trình phê chuẩn, cung cấp cho IGO một tư cách pháp lý quốc tế. Các tổ chức liên chính phủ là một khía cạnh quan trọng của luật quốc tế công.

Trên đây là nội dung về Tổ chức quốc tế là gì ? [Cập nhập 2023] mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo