Thị trường kinh doanh cafe đã và đang cho thấy sự phục hồi nhanh chóng hậu tổn thương từ Covid khi ghi nhận những hoạt động tăng trưởng về doanh thu, số lượng cửa hàng cũng như các chính sách hỗ trợ từ chính phủ cho doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. Với những anh chị chủ quán đang ấp ủ, lên kế hoạch kinh doanh cafe đây được xem là thời cơ thuận lợi để triển khai. Một trong những hình thức kinh doanh đáng để đầu tư thay vì mở mới hoàn toàn chính là nhượng quyền cafe. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc Các thương hiệu cafe nhượng quyền tại Việt Nam.
Các thương hiệu cafe nhượng quyền tại Việt Nam
1. Bên nhượng quyền là gì?
Bên nhượng quyền là cá nhân hoặc công ty sở hữu nhãn hiệu và mô hình kinh doanh. Bên nhượng quyền cấp phép sử dụng nhãn hiệu và mô hình kinh doanh cho bên nhận quyền, thường để đổi lấy khoản thanh toán trả trước và các khoản thanh toán tiền bản quyền liên tục. Bên nhận quyền là cá nhân hoặc Công ty sở hữu và điều hành công việc kinh doanh bằng cách sử dụng hệ thống nhãn hiệu và mô hình kinh doanh được cấp phép từ bên nhượng quyền.
Bên nhượng quyền bán quyền mở cửa hàng và bán sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng thương hiệu, kiến thức chuyên môn và tài sản trí tuệ của mình.
Một công ty thường sẽ sử dụng nhượng quyền thương mại như một cách để mở rộng sự hiện diện toàn cầu của mình vì nó cho phép họ với tư cách là người nhượng quyền có thể hưởng lợi từ kiến thức địa phương về người nhận quyền của họ. Ở mức tối thiểu, bên nhượng quyền phải có kế hoạch chi tiêu cho việc phát triển kinh doanh, mở cửa hàng hàng đầu, chuẩn bị tài liệu pháp lý, kế hoạch tiếp thị và đóng gói cũng như tuyển dụng và đào tạo bên nhận quyền.
Nhượng quyền thương mại được quy định bởi luật tiểu bang và liên bang yêu cầu phải có Tài liệu tiết lộ về nhượng quyền thương mại (FDD) và các tài liệu quy định khác liên quan đến dịch vụ của luật sư. Nói chung, hợp đồng nhượng quyền thương mại thường sẽ không bảo vệ các bên nhận quyền nếu bên nhượng quyền của họ tuyên bố phá sản.
Bên nhượng quyền co nghĩa vụ và trách nhiệm hướng dẫn và hỗ trợ liên tục về các chiến lược kinh doanh chung như tuyển dụng và đào tạo nhân viên, thiết lập cửa hàng, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, tìm nguồn cung ứng…
Các công ty nhượng quyền thường nhận phí khởi nghiệp ban đầu và tỉ lệ lợi nhuận bên chi nhánh thu được. Công ty cũng có thể tính phí các dịch vụ khác. Các bên nhượng quyền doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới phải kể đến như Hertz (HTZ), Marriott International (MAR), McDonald (MCD) và Subway (sở hữu tư nhân).
Việc trở thành một bên nhượng quyền thường là một sự thay thế kinh doanh tốt, đặc biệt là đối với các công ty lớn, đã thành công, mặc dù họ có cả ưu điểm và nhược điểm.
Như vậy, khác với bên nhận nhượng quyền thì bên nhượng quyền sẽ là một cá nhân hoặc công ty sở hữu nhãn hiệu hay mô hình kinh doanh bao gồm các quyền và nghĩa vụ liên quan. Và mục đích của bên nhượng quyền muốn sử dụng hình thức nhượng quyền đó chính là muốn mở rộng mô hình kinh doanh cho các bên nhận nhượng quyền.
2. Bên nhận nhượng quyền là gì?
Bên nhận nhượng quyền là một chủ kinh doanh nhỏ thực hiện nhượng quyền thương mại. Bên nhận nhượng quyền mua quyền để sử dụng thương hiệu hiện có của một doanh nghiệp, thương hiệu liên kết và các sở hữu trí tuệ khác để tiếp thị và bán các sản phẩm có cùng thương hiệu và duy trì các tiêu chuẩn giống như doanh nghiệp khai sáng đã làm.
Nhượng quyền thương mại là hướng đi cực kì phổ biến trong kinh doanh. Trên thực tế, rất khó để có thể điều hành nhiều cơ sở tại các thành phố mà không có kinh doanh nhượng quyền. Có thể nêu một số ví dụ về các mô hình kinh doanh nhượng quyền đã biết như McDonald's (NYSE: MCD), Subway, United Parcel Service (NYSE: UPS), và H. & R. Block (NYSE: HRB).
3. Các thương hiệu cafe nhượng quyền tại Việt Nam
TOP | Thương hiệu | Mô tả |
10 |
The Coffee Bean & Tea LeafĐây là chuỗi thương hiệu cafe ra đời sớm nhất tại Mỹ và được du nhập về Việt Nam. Với tiêu chí tiện lợi và mức giá ổn định, nhiều món uống sáng tạo, The Coffee Bean & Tea Leaf đã có hơn 450 cửa hàng cafe nhượng quyền thương hiệu trên toàn cầu. Phí nhượng quyền cafe The Coffee Bean & Tea Leaf: ~9 tỷ đồng cho bản quyền và đầu tư thiết kế quán. |
|
9 |
Napoli Coffeelà một thương hiệu đã xuất hiện rất sớm ở Gia Lai, với cam kết cafe sạch và nguyên chất, Napoli đã có cho mình hơn 2000 cửa hàng khắp Việt Nam và lấn sân sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc. Đây là một thương hiệu nhượng quyền bình dân có lượng khách ổn định và lợi nhuận lớn. Tổng chi phí để nhượng quyền cafe từ 70 – 600 triệu với mức phí hàng tháng theo thỏa thuận riêng. Diện tích quán phải từ 50 – 100 m2 và chủ thương hiệu sẽ hỗ trợ trang trí, nội thất, quy trình pha chế… |
|
8 |
Aha CoffeeVới phong cách cafe đường phố, phát triển từ năm 1997, tính đến 2020, Aha Coffee đã có hơn 76 cửa hàng trên khắp cả nước. Với mức giá bình ổn, phong cách bụi bặm của đường phố, Aha Cafe là một thương hiệu có tiếng trong hệ thống kinh doanh F&B. Tổng chi phí nhượng quyền tại Aha từ 1.6 – 2.2 tỷ đồng với mức phí hàng tháng là 5% từ doanh thu. Vị trí của Aha là những tuyến đường giao thông thuận lợi, đông người với diện tích trên 120 m2. |
|
7 |
GeminiĐã có mặt trên thị trường khá sớm nhưng gần đây mới kinh doanh hình thức nhượng quyền. Hiện nay, khắp 63 tỉnh thành đã có sẵn 32 hệ thống và liên tục tìm kiếm các đối tác khác. Quán phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng, giá cả bình ổn khiến Gemini là một lựa chọn anh chị có thể cân nhắc khi tìm kiếm cafe nhượng quyền. Chi phí khi kinh doanh rơi vào ~ 600 triệu – 1.2 tỷ với phí doanh thu 5% và không có bất kỳ điều kiện nào về mặt bằng, địa điểm hay diện tích. |
|
6 |
Effoc CoffeeĐây là thương hiệu đầu tiên áp dụng mô hình bán cà phê mang đi phục vụ nhanh chóng và đã có mặt khá lâu trên thị trường. Với mức giá bình ổn, nhiều món và phù hợp với tiêu chí nhanh gọn lẹ, Effoc là một địa điểm quen thuộc với nhiều người. Tổng chi phí nhượng quyền thương hiệu và set up rơi vào khoảng 500 triệu đồng – 1 tỷ và phí doanh thu là 5% – 10% hàng tháng. Địa điểm thường thấy là ở những khu vực đông người hay gần trung tâm thương mại, những con đường ăn uống và không gần các cơ sở khác, diện tích phải trên 20 m2. |
|
5 |
Cộng CafeThương hiệu bắt đầu nhượng quyền từ năm 2018 và phát triển với hơn 50 cửa hàng khắp Việt Nam và 2 cửa hàng ở Hàn Quốc. Một điểm đặt biệt riêng ở Cộng là tiệm được trang trí theo thời bao cấp xưa cũ, đưa khách hàng quay ngược dòng thời gian về thập niên 80. Thêm đồ uống ngon, nội thất thiết kế thống nhất từ bàn ghế đến ly muỗng dĩa khiến Cộng trở thành địa điểm quen thuộc của giới trẻ. Chi phí nhượng quyền cafe của Cộng khoảng 150 triệu/năm nhưng để set up không gian quán theo hệ thống thì chi phí dao động từ 2.5 – 3.8 tỷ và trả thêm phí doanh thu hàng tháng từ 7-8%. Địa điểm thường thấy sẽ ở trong trung tâm thương mại, ngã 3, ngã 4 hay ở các tuyến đường sầm uất. |
|
4 |
Milano CoffeeCó mặt từ năm 2011 và chỉ sau 6 năm, phát triển hơn 800 cửa hàng trên toàn quốc. Không gian quán được thiết kế đơn giản, giá thành bình dân, đáp ứng đầy đủ tiêu chí tiện lợi và nhanh gọn và phù hợp với thói quen uống cà phê của người Việt. Tổng chi phí để kinh doanh thương hiệu cafe Milano từ 90-100 triệu. anh chị chỉ cần tìm kiếm được các địa điểm gần khu dân cư, trung tâm thương mại, nơi đông người qua lại, trường học, các toà nhà và diện tích trên 50 m2, Milano sẽ hỗ trợ trang trí, cung cấp vật liệu, máy móc và công thức. |
|
3 |
Viva Star CoffeeĐược thành lập từ năm 2013 và chỉ hơn 5 năm mở rộng, đã trở thành cái tên nổi bật trong giới kinh doanh nhượng quyền cafe. Với không gian thoáng mát, chất lượng dịch vụ tốt và mức giá bình dân, cái tên Viva Star đã trở thành một địa điểm quen thuộc của nhiều khách hàng, đặc biệt trong giới văn phòng và sinh viên. Ngoài ra, khi nhượng quyền thương hiệu, anh chị sẽ được cung cấp đầy đủ mọi thứ từ nguyên liệu, dụng cụ pha chế, trang trí quán cho đến đào tạo nhân viên… Chi phí để sở hữu một quán cafe nhượng quyền Viva Star từ 900 triệu đến 1.2 tỷ với phí duy trì thương hiệu là 5% lợi nhuận hàng tháng. Quán sẽ thường đặt ở những nơi sầm uất, thuận tiện, không nằm gần những thương hiệu hay cơ sở khác, diện tích từ 100 m2 trở lên. |
|
2 |
Trung Nguyên E-Coffeelà chuỗi hệ thống bán lẻ cà phê của tập đoàn Trung Nguyên Legend và nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên khi nhắc đến kinh doanh cafe nhượng quyền. Không chỉ sở hữu thiết kế linh hoạt, bên Trung Nguyên E-Coffee còn có nhiều chính sách hỗ trợ hợp tác với hơn 100 sản phẩm cafe. Trung Nguyên Legend hiện nay là một đế chế trong giới cà phê và là một cái tên đảm bảo doanh thu cho nhiều cửa hàng nhượng quyền trên khắp Việt Nam. Chi phí khi nhượng quyền cafe tầm 3.5 tỷ với chiết khấu doanh thu mỗi tháng là 5%, hỗ trợ đầy đủ các danh mục đầu tư, set up, các phần mềm, đồng phục, máy móc,… Địa điểm thường thấy là ở những khu vực trung tâm, đông người, giao thông thuận lợi với diện tích từ 140 m2. |
|
1 |
Highlands CoffeeĐây là chuỗi cafe ra mắt từ những năm 2000, hướng tới dòng khách hàng cao cấp. Tính đến hiện nay, Highlands Coffee là một trong những chuỗi nhượng quyền cafe lớn nhất của thị trường nước ta với hơn 180 cửa hàng khắp Việt Nam. Đáp ứng đủ các tiêu chí từ không gian sáng sủa, đồ uống ngon, thiết kế sang trọng, dịch vụ chu đáo. Highlands coffee đã thu hút được hàng nghìn lượt khách và tạo được niềm tin lớn với khách hàng dù giá thành khá cao so với thị trường. Chi phí đầu tư khi nhượng quyền của thương hiệu Highlands tầm 4.3 tỷ đồng, trong đó phí nhượng hàng tháng được tính với 7% và phí quản lý 5%. Quán cafe thường đặt ở những vị trí khá tốt như ở ngã 4, ngã 5, các khu vực đông người, dưới chân các tòa nhà hay trung tâm thương mại với diện tích từ 150 – 250 m2 trở lên. |
Trên đây là bài viết Các thương hiệu cafe nhượng quyền tại Việt Nam , Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận