Thứ trưởng Bộ Công an là người có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu về Danh sách các thứ trưởng Bộ công an [2023].
1. Thứ trưởng là gì?
Trong bộ máy cơ cấu nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội trong lĩnh vực quản lý ngành Công Thương.
Thứ trưởng đứng dưới Bộ trưởng, đảm nhận nhiệm vụ theo sự phân công của Bộ trưởng. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đều được gọi chung bằng chức danh Thứ trưởng. Thứ trưởng có vai trò giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Đồng thời, thứ trưởng cũng phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.
2. Thứ trưởng Bộ Công an phải có cấp bậc hàm gì trong Công an nhân dân?
Căn cứ vào Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân như sau:
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;
c) Trung tướng, số lượng không quá 35 bao gồm:
Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau đây: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng;
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương;
Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân;
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương;
d) Thiếu tướng, số lượng không quá 157 bao gồm:
Cục trưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I và là địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, diện tích rộng, dân số đông. Số lượng không quá 11;
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Số lượng không quá 03;
Phó Cục trưởng, Phó Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Số lượng: 17 đơn vị mỗi đơn vị không quá 04, các đơn vị còn lại mỗi đơn vị không quá 03;
Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mỗi đơn vị không quá 03;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương;
đ) Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này; Giám đốc bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp Công an nhân dân;
e) Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
g) Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
h) Thiếu tá: Đại đội trưởng;
i) Đại úy: Trung đội trưởng;
k) Thượng úy: Tiểu đội trưởng.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể chức vụ, chức danh có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định cụ thể trong Luật này.
3. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và trường hợp đặc biệt được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Trưởng phòng và tương đương ở đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, tham mưu, nghiên cứu, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ toàn lực lượng; Trưởng phòng tham mưu, nghiệp vụ, Trưởng Công an quận thuộc Công an thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao nhất cao hơn 01 bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều này
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cấp bậc hàm cao nhất là cấp tá, cấp úy của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
Như vậy, Thứ trưởng Bộ Công an cũng có thể có cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tướng.
Tuy nhiên, những sĩ quan Công an có cấp bậc hàm thấp hơn cũng có thể được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an nếu được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.
3. Ai có quyền bổ nhiệm sĩ quan giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an?
Căn cứ vào Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân
- Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
- Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
- Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước là người phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
4. Số lượng tối đa đối với Thứ trưởng Bộ công an là bao nhiêu người?
Căn cứ Khoản 1b Điều 25 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06.
Như vậy, đối với chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an sẽ có số lượng không quá 06 người theo quy định.
5. Danh sách các thứ trưởng Bộ công an 2023
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ
- Năm sinh: 1962
- Dân tộc: Kinh
- Quê quán: huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
Thượng tướng Lương Tam Quang
- Năm sinh: 1965
- Dân tộc: Kinh
- Quê quán: huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
- Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc
- Năm sinh: 1964
- Dân tộc: Kinh
- Quê quán: huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
- Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
Trung tướng Lê Quốc Hùng
- Năm sinh: 1966
- Dân tộc: Kinh
- Quê quán: huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế
- Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
Thiếu tướng Lê Văn Tuyến
- Năm sinh: 1973
- Dân tộc: Kinh
- Quê quán: huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
- Chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
Thiếu tướng Nguyễn Văn Long
- Năm sinh: 1974
- Dân tộc: Kinh
- Quê quán: huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.
Nội dung bài viết:
Bình luận