Các quyền trong bảo hiểm. Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm

Bảo hiểm ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Do đó, để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình khi tham gia bảo hiểm, người tiêu dùng cần nắm rõ các nguyên tắc trong hoạt động hợp đồng. Trong đó, nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm được coi là nguyên tắc quan trọng nhất. Để tìm hiểu thêm về nguyên tắc thế quyền, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết này của ACC để biết thêm chi tiết nguyên tắc này nhé.

nguyen-tac-the-quyen-trong-bao-hiemNguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm

1. Bảo hiểm là gì? 

– Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

– Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.

– Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.

Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác nhau như loại hình thương mại Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự…

nguyen-tac-boi-thuong-trong-bao-hiemBảo hiểm là gì? 

2. Các nguyên tắc trong bảo hiểm

Các nguyên tắc trong bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện bảo hiểm. Tìm hiểu kỹ càng về các nguyên tắc trong bảo hiểm, sẽ giúp người tham gia bảo hiểm hiểu rõ hơn về bảo hiểm, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Về cơ bản, bảo hiểm bao gồm các nguyên tắc sau: 

  1. Nguyên tắc phải trung thực tuyệt đối. Các bên tham gia bảo hiểm cần trung thực tuyệt đối, tin tưởng lẫn nhau.
  2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm. 
  3. Nguyên tắc số đông bù số ít. 
  4. Nguyên tắc bồi thường. 
  5. Nguyên tắc khoán.
  6. Nguyên tắc nguyên nhân gần.

3. Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm 

3.1. Cơ sở hình thành nguyên tắc thế quyền

Pháp luật Việt Nam cho phép công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm áp dụng nguyên tắc này nhằm tránh việc kiếm lời bất hợp pháp trong việc kinh doanh bảo hiểm. Căn cứ theo Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

"1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này." 

Như vậy, bên yêu cầu thực hiện nghĩa vụ (nghĩa là bên tham gia bảo hiểm) có quyền chuyển giao yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận (trừ các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) để thực hiện các quyền của mình đối với bên thực hiện nghĩa vụ. 

Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.

bao-hiem-Nguyên tắc trong bảo hiểm

3.2. Điều kiện thực hiện nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm 

Để thực hiện nguyên tắc thế quyền, buộc phải dựa trên các nguyên tắc sau: 

  • Người gây ra tổn thất thuộc bên thứ ba và có trách nhiệm bồi thường.
  • Những tổn thất có thể bồi thường phải thuộc phạm vi sự kiện bảo hiểm trong quy định hợp đồng bảo hiểm.
  • Công ty bảo hiểm đã bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm.
  • Nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm chỉ áp dụng cho tài sản, không áp dụng cho con người.
  • Bên có quyền phải thông báo cho bên có nghĩa vụ về việc chuyển giao quyền yêu cầu.

3.2. Tác dụng của nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm 

Nguyên tắc thế quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động bảo hiểm. Nhìn chung, nguyên tắc này có các tác dụng sau đây:

  • Đối với bên mua bảo hiểm tài sản: Người được bảo hiểm sẽ không nhận bồi thường 2 lần từ bên thứ 3 và công ty bảo hiểm với cùng một tổn thất.
  • Đối với doanh nghiệp/công ty bảo hiểm: Nguyên tắc thế quyền sẽ góp phần bù đắp phần tài chính đã bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn. 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo