Các quy định về luật giáo dục đại học [Cập nhật 2024]

Giáo dục là vấn đề trọng yếu được đề cập đến nhiều trong đời sống xã hội. Giáo dục được coi là bước đi đầu trong cuộc sống của mỗi con người đặc biệt sau 12 năm ngồi trên ghế nhà trường thì sau đó bậc đại học là bước tiến lớn và rất quan trọng với người dân. Nên mỗi người nên có niềm tin đúng, đi đến tận cùng để tiến tới các đại học xuất sắc. Đại học xuất sắc, giáo dục và đào tạo xuất sắc là nền tảng quan trọng để Việt Nam bứt phá vươn lên và hùng cường thịnh vượng. Dưới đây là một số thông tin chúng tôi tổng hợp được về các quy định về luật giáo dục đại học.

04-Giao-Duc

Các quy định về luật giáo dục đại học

1. Căn cứ pháp luật

- Căn cứ Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD Đại học được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/11/2018(chính thức có hiệu lực từ 01/7/2019)

- Căn cứ công văn số 449/BGDĐT-GDĐH ngày 14/02/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chuẩn bị thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục Đại học;

- Thực hiện kế hoạch số 409/KH-ĐHTĐHN ngày 12/4/2019 của trường Đại học Thủ đô Hà Nội về việc triển khai rà soát các hoạt động chuẩn bị thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học;

Mới đây, Quốc hội XIV đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Như vậy các quy định về luật giáo dục đại học cũng có một chút thay đổi. Theo Luật này, mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và đổi mới quản lý Nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học.

2. Bằng Đại học tại chức có giá trị ngang Đại học chính quy

Luật Giáo dục đại học 2012 quy định: Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã sửa đổi các quy định về luật giáo dục đại học như sau: Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Như vậy, quy định mới đã xóa bỏ hình thức đào tạo trong văn bằng giáo dục đại học. Kể từ 1/7/2019, bằng Đại học chính quy và Đại học tại chức chính thức có giá trị tương đương.

3. Mở rộng phạm vi tự chủ của cơ sở giáo dục đại học

Nếu như trước đây, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định một cách chung chung, giới hạn ở một số lĩnh vực thì nay quyền này đã được mở rộng hơn nhiều. Cụ thể như sau:

- Tự chủ trong học thuật, hoạt động chuyên môn: ban hành tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ…

- Tự chủ trong tổ chức và nhân sự: ban hành, thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng, cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức, người lao động;

-Tự chủ trong tài chính và tài sản: ban hành và tổ chức thực hiện quy định về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; chính sách học phí, học bổng…

Để nâng cao hiệu quả tự chủ, Luật cũng quy định cơ sở giáo dục đại học phải công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng và chất lượng thực tế trong các hoạt động; có trách nhiệm giải trình về các hoạt động của mình về việc thực hiện các chuẩn chất lượng, thực hiện cam kết với người học và các bên liên quan. 

4. Sửa đổi tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học

Hiện nay theo quy định mới, tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe, có uy tín, độ tuổi đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Nếu như trước đây hiệu trưởng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận thì kể từ 1/7/2019 hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học.

5. Đổi mới quản lý Nhà nước trong điều kiện tự chủ đại học

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cũng đã đổi mới về vấn đề quản lý về giáo dục đại học. Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ là cơ quan đầu mối ban hành chiến lược, chính sách, quy định chuẩn giáo dục đại học, chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn giảng viên… xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học…

6. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

7. Câu hỏi thường gặp

Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học quy định như thế nào?

1. Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

2. Hình thức đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tc liên thông.

3. Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên, cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

Cơ cấu tổ chức của đại học như thế nào?

a) Hội đồng đại học;

b) Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học;

c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);

d) Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác;

đ) Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.

Hiệu trưởng trường đại học là gì?

Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học

Tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định ra sao?

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tui đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Trên đây là một số chia sẻ về các quy định về luật giáo dục đại học (cập nhật 2022).Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo