Soạn thảo các quy chế trong công ty (Cập nhật 2024)

Các quy chế trong công ty được coi như luật của công ty đó, làm nền tảng để xây dựng và quản lý cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy, các quy chế trong công ty là gì, cách soạn thảo quy chế ra sao, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc trong bài viết dưới đây.

các quy chế trong công ty
Các quy chế trong công ty

1. Thế nào là các quy chế trong công ty?

Các quy chế trong công ty có thể hiểu là những quy ước, quy định, chính sách do một tổ chức có thẩm quyền của công ty đó ban hành theo những trình tự, thủ tục theo quy định, có hiệu lực trong phạm vi nội bộ của công ty đó.

Khi ban hành các quy chế và tuân thủ theo nó thì mỗi bộ phận trong công ty sẽ hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, không bị chồng chéo về quyền hạn, trách nhiệm hay chức năng hoạt động. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào các giai đoạn phát triển, quy mô hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà các quy chế trong công ty có thể sẽ thay đổi.

Như vậy, các quy chế trong công ty là các các văn bản quy định nội quy của doanh nghiệp mà các thành viên công ty có trách nhiệm tuân thủ. 

2. Vai trò của các quy chế trong công ty

Các quy chế công ty trong công ty có những vai trò chính như sau:

- Giúp công tác điều hành và quản lý nội bộ công ty dễ dàng hơn: tập thể và cá nhân trong doanh nghiệp thông qua các quy định được ghi ra trong quy chế nội bộ đều nâng cao ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình;

- Giúp quản lý tốt nguồn lực của công ty. Ví dụ như các quy chế trong công ty về tài chính, lương thưởng là những yếu tố cần thiết để quản lý nguồn vốn, tránh lãng phí, thất thoát…Bên cạnh đó cũng là là để bảo vệ nguồn lực con người, phát huy đúng sở trường, thế mạnh, tiềm năng của mỗi nhân viên.

- Giúp nâng cao văn hóa ứng xử, tăng tính văn minh, lịch sử, kỷ cương trong môi trường làm việc, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp.

- Giúp doanh nghiệp xây dựng bản sắc cho riêng mình. Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp được phép xây dựng hệ thống quy chế nội bộ mang màu sắc riêng mình, miễn là đúng với quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

3. Các loại quy chế công ty

a. Các quy chế quản trị cấp cao:

  • Quy chế quản trị nội bộ
  • Quy chế hoạt động của hội đồng quản trị
  • Quy chế hoạt động của hội đồng thành viên
  • Quy chế hoạt động của Ban Giám đốc
  • Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát

b. Các quy chế quản lý hành chính:

  • Quy chế quản trị hành chính
  • Quy chế quản lý và sử dụng máy tính
  • Quy chế xây dựng và áp dụng biểu mẫu văn bản
  • Quy chế sử dụng con dấu
  • Quy chế quản lý tài sản
  • Quy chế quản lý hợp đồng 

c. Các quy chế quản lý đầu tư, xây dựng:

  • Quy chế đầu tư
  • Quy chế đầu tư xây dựng

d. Các quy chế quản lý nhân sự: 

  • Quy chế quản lý nhân sự
  • Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, từ chức
  • Quy chế lương thưởng
  • Quy chế trả lương theo kpi
  • Quy chế văn hóa
  • Quy chế về quy tắc ứng xử với khách hàng
  • Quy chế bảo mật thông tin nội bộ

e. Quy chế quản lý tài chính: 

  • Quy chế quản lý tài chính

4. Các thủ tục cần thực hiện khi soạn thảo các quy chế trong công ty tại Công ty Luật ACC

Các bước xây dựng, soạn thảo quy chế doanh nghiệp tại Công ty Luật ACC bao gồm:

  • Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ của khách hàng về xây dựng, soạn thảo, rà soát các quy chế trong công ty.

  • Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.

  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu hiện có của doanh nghiệp cùng các hồ sơ có liên quan.

  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến việc xây dựng, soạn thảo quy chế nội bộ

  • Thẩm định các nội dung quy chế công ty hiện có, sau đó soạn thảo quy chế mới hoặc rà soát (sửa đổi bổ sung) các quy chế công ty cũ cho phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn kinh doanh của khách hàng.

  • Gửi bản dự thảo quy chế và tiếp nhận ý kiến đóng góp từ phía doanh nghiệp. Sau khi có ý kiến thống nhất giữa hai bên thì hoàn thiện dự thảo.

  • Hoàn thiện các quy chế để Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/ chủ sở hữu doanh nghiệp ký quyết định ban hành.

5. Yêu cầu cần đạt khi hoàn thành việc soạn thảo quy chế công ty

Kết quả sau khi soạn thảo các quy chế trong công ty cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tuân thủ tính hợp pháp: Quy chế phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan như: Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại,… và hướng bộ máy doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật và trên cơ sở các quy định pháp luật không cấm.

- Tính thực tiễn: Quy chế phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn và phát triển kinh doanh của công ty cũng như nhu cầu của thị trường xã hội, đảm bảo quy chế được ban hành phát huy tối đa hiệu lực.

- Tính chính xác, rõ ràng: Quy chế sau khi được ban hành phải đảm bảo tính minh bạch, chính xác, rõ ràng, đầy đủ mà không cần thêm bất cứ  văn bản hướng dẫn hoặc giải thích chi tiết.

- Tính hiệu quả: Quy chế sau khi được xây dựng phù hợp với định hướng phát triển doanh nghiệp, tối ưu hoá được cả về mặt thời gian, công sức và tài sản của doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật ACC về các quy chế trong công ty. Nếu còn những vướng mắc, Quý bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 19003330

  • Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (543 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo