Các nước OECD là gì

Là một tổ chức quốc tế hoạt động nhằm xây dựng các chính sách tốt hơn cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho toàn thế giới, OECD có vai trò quan trọng đối với chính sách phát triển của các nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tổ chức này. Vậy Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là gìcơ cấu tổ chức của (OECD) ra sao? Hãy đọc bài viết bên dưới của ACC để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là gì?

- OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada, các nước Tây Âu và hiện nay số thành viên là hơn 30 quốc gia trên thế giới. Tổ chức  hoạt động nhằm xây dựng các chính sách tốt hơn cho cuộc sống tốt đẹp hơn cho toàn thế giới.

Oecd 15699183696651566145019

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)

- Mục tiêu ban đầu của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển giúp cải thiện hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, nâng cao nền giáo dục, chống trốn thuế. OECD giúp phân tích dữ liệu, chia sẻ kinh nghiệm tốt nhất và tư vấn về chính sách công và thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

2. Cơ cấu tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

Đầu tiên, để các bạn có thể hình dung được cơ cấu tổ chức sẽ như thế nào và cách hình thành một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh để phát triển kinh tế ra sao? Mời các bạn xem qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn: Cơ cấu tổ chức là gì?

Và trong tổ chức OECD có 03 cơ quan chính là Hội đồng OECD, Ban Thư ký và các Ủy ban Chuyên môn.

- Hội đồng OECD: là cơ quan có quyền ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận bao gồm một đại diện của mỗi nước thành viên và một đại diện của Ủy ban Châu Âu. Hội đồng OECD họp cấp Bộ trưởng mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề quan trọng và quyết định hoạt động ưu tiên của OECD.

- Ban Thư ký OECD: là cơ quan phối hợp các hoạt động của OECD và hỗ trợ cho hoạt động của các Ủy ban, gồm có Tổng Thư ký và 4 Phó Tổng thư ký. Hiện nay, Tổng Thư ký là ông Donald J. Johnston (quốc tịch Canada). 

- Ủy ban Chuyên môn: OECD có 12 ủy ban chuyên môn về các lĩnh vực: kinh tế, thống kê, môi trường, hợp tác phát triển, quản lý công và phát triển lãnh thổ, thương mại, tài chính và doanh nghiệp, chính sách thuế, khoa học công nghệ và công nghiệp, việc làm – lao động và xã hội, giáo dục, lương thực – nông nghiệp và ngư nghiệp.

3. Một số câu hỏi thường gặp

 Mục tiêu chính của OECD là gì?

Mục tiêu chính thức của OECD được ghi trong Điều 1 Hiệp định thành lập là phối hợp chính sách nhằm:
- Đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân ở các nước thành viên, trong khi vẫn duy trì được ổn định tài chính, và qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới.
- Góp phần vào sự lớn mạnh vững chắc về kinh tế của các nước thành viên và các nước không phải là thành viên trong quá trình phát triển kinh tế.
- Góp phần vào sự mở rộng thương mại thế giới trên cơ sở đa phương, không phân biệt đối xử phù hợp với các cam kết quốc tế.

Quan hệ giữa Việt Nam - OECD như thế nào?

- Tháng 3/2008, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Trung tâm phát triển OECD; Việt Nam cũng là thành viên của Nhóm công tác về Hiệu quả viện trợ. Kể từ năm 2012, Việt Nam luôn xây dựng kế hoạch hợp tác song phương với OECD theo giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020. Tháng 11/2021, nhân dịp đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm song phương Pháp, hai bên đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác Việt Nam - OECD giai đoạn 2021-2025.
- Tháng 11/2021, nhân dịp đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm song phương Pháp, hai bên đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về tăng cường hợp tác Việt Nam - OECD giai đoạn 2021-2025.
- Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Việt Nam – OECD. Đây là năm đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP và là năm đầu tiên hai bên triển khai thực hiện Bản ghi nhớ (MOU) Việt Nam - OECD giai đoạn 2022-2026 và phối hợp xây dựng Báo cáo OECD-ADB về Khảo sát số liệu kinh tế Việt Nam (dự kiến công bố vào tháng 7/2022). Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí chủ trì một cơ chế tiêu chuẩn cao của một tổ chức Việt Nam không phải là thành viên, khẳng định sự ghi nhận vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam, cũng như tin tưởng của các nước OECD và khu vực đối với năng lực của Việt Nam trong gắn kết hiệu quả OECD và khu vực để đảm nhiệm thành công cương vị này.

4. Dịch vụ tư vấn của ACC

- Trên đây là toàn bộ thông tin về “Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)” mà AAC đề cập đến các bạn. Nếu các bạn có thắc mắc cũng như câu hỏi nào liên quan vấn đề này hoặc muốn tư vấn, hỗ trợ những vấn đề pháp lý liên hệ ngay với ACC qua trang web: https://accgroup.vn để được hỗ trợ và tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo