Để tham quan, khám phá những đất nước tại Châu Âu thì bạn cần phải có visa. Vậy visa du lịch châu âu là gì, gồm những loại nào. Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề này hãy tham khảo bài viết Các loại visa du lịch Châu Âu và những điều cần biết của ACC để tìm hiểu nhé.
Các loại visa du lịch Châu Âu và những điều cần biết
1. Visa Schengen là gì?
Visa Schengen là thị thực lưu trú ngắn cho phép bạn lưu hành trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen. Bạn chỉ cần có visa của một trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực này.
Hiện tại theo hiệp ước Schengen, đã có 26 quốc gia tham gia vào khối Schengen bao gồm: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Italia, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha,Thụy Điển và Thụy Sĩ.
Như vậy, khi sở hữu visa Schengen bạn sẽ có thể du lich đến 22 quốc gia thuộc Châu Âu.
2. Các loại visa Schenghen
2.1 Phân loại visa Schengen theo thời gian
Visa loại A (ngắn hạn)
Đây là loại visa quá cảnh, cho phép bạn quá cảnh trong lãnh thổ các nước Schengen nhưng không được rời khỏi khu vực quá cảnh trong sân bay. Visa này không áp dụng cho công dân Việt Nam. Do đó, nếu muốn quá cảnh tại một nước trong khối Schengen thì bạn phải xin visa loại C.
Visa loại C (ngắn hạn)
Là visa ngắn hạn có thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày. Bạn có thể dùng visa loại C để đi du lịch, thăm người thân, công tác ngắn hạn hay quá cảnh.
Visa dài hạn loại D
Có thời hạn lên đến 180 ngày. Visa này nhằm hỗ trợ cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác hoặc các trường hợp được cấp giấy phép cư trú.
2.2 Phân loại visa Schengen theo mục đích chuyến đi
- Visa du lịch
- Visa công tác
- Visa thăm thân
- Visa kết hôn tại Schengen
- Visa đoàn tụ gia đình
- Visa du học
- Visa lao động, làm việc
2.3 Phân loại visa Schengen theo số lần nhập cảnh
Visa một lần nhập cảnh
Visa nhập cảnh một lần cho phép bạn chỉ được vào Khu vực Schengen một lần, trong khoảng thời gian nhất định, thông tin này được hiển thị trên visa được dán trên hộ chiếu của. Khi người được cấp visa rời khỏi lãnh thổ Schengen, bạn không thể sử dụng visa này để nhập cảnh lại 1 lần nữa mà phải xin cấp mới.
Nhìn chung, visa nhập cảnh hai lần cũng được áp dụng theo quy định trong visa được dán ở hộ chiếu. Sự khác biệt duy nhất giữa một lần nhập cảnh và thị thực nhập cảnh hai lần, sau khi rời khỏi Schengen, bạn vẫn được phép nhập cảnh 1 lần nữa.
Tuy nhiên, bạn nên hết sức cẩn thận để không vượt quá số ngày bạn được phép lưu trú ở Schengen. Với loại visa này, khi bạn rời Khu vực Schengen lần thứ hai, bạn không còn quyền trở lại, mà bạn phải xin visa mới. Tuy nhiên, nếu bạn đã có được thị thực nhập cảnh nhiều lần và bạn là khách du lịch thường xuyên đến khu vực Schengen, bạn có nhiều khả năng được cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần.
Visa nhập cảnh nhiều lần
Visa nhập cảnh nhiều lần cho phép bạn xuất nhập cảnh tại Khu vực Schengen nhiều lần trong khoảng thời hạn của visa.
3. Lưu ý khi làm thủ tục xin visa du lịch Schengen
- Người xin visa du lịch Schengen phải lưu trú hợp pháp tại Việt Nam.
- Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa trung bình là 15 ngày (không kể ngày nghỉ), trong một số trường hợp, thời gian có thể dài hơn. Tuy nhiên, bạn nên gửi hồ sơ xin visa sớm từ 1 tháng đến 2 tháng trước ngày dự định khởi hành chuyến đi.
- Nên đến đúng giờ hoặc có thể bạn nên đến sớm hơn 15 phút, ăn mặc lịch sự, gọn gàng tham gia buổi phỏng vấn. Bạn nên mang theo Chứng minh thư nhân dân/CCCD, đề phòng yêu cầu phải xuất trình. Đồng thời, bình tĩnh trả lời ngắn gọn và chính xác các câu hỏi được đặt ra.
- Khi xin visa du lịch Schengen, đơn xin visa phải được tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen chấp thuận. Do đó, mất thời gian xử lí ít nhất trong vòng tám ngày.
- Hồ sơ xin visa của bạn phải minh bạch. Trường hợp thiếu giấy tờ, làm giả thông tin sẽ bị loại hồ sơ.
- Không có bảo hiểm du lịch cũng là một trong những lí do khiến hồ sơ xin visa của bạn bị từ chối. Để tăng tỉ lệ đậu visa và đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên mua bảo hiểm du lịch.
Nội dung bài viết:
Bình luận