Các loại ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Các chính sách về ưu đãi thuế luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp cũng như các đối tượng phải chịu thuế bởi nó liên quan trực tiếp đến trách nhiệm nộp thuế vào ngân sách nhà nước và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy thế nào là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp? Các loại ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là gì? Cùng với Luật ACC  đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!

1. Thế nào là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hoặc dịch vụ, các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

  • Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
  • Các tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Thuế TNDN trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Vì thế, nhà nước thường áp dụng một số chính sách ưu đãi nhằm tác động đến hoạt động đầu tư về vốn, tổ chức sản xuất và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Về bản chất, ưu đãi thuế TNDN là chính sách của Nhà nước nhằm tạo ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung ứng các dịch vụ được khuyến khích đầu tư. Đồng thời, còn có mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp, thu hút đầu tư cho doanh nghiệp. Về đặc điểm, ưu đãi thuế TNDN có một số đặc điểm như:

+ Ưu đãi thuế TNDN ưu đãi trực tiếp cho người nộp thuế trong hệ thống thuế trực thu.

+ So với các loại ưu đãi thuế trực thu khác, ưu đãi thuế TNDN có phạm vi rộng hơn.

+ Ưu đãi thuế TNDN tác động trực tiếp tới việc kinh doanh, đầu tư, thương mại, đầu tư của doanh nghiệp.

Có thể nói, việc thực hiện ưu đãi thuế TNDN được rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động quan tâm, điều này  giúp phát triển kinh tế - xã hội, được pháp luật Việt Nam quy định rất rõ ràng và cụ thể về các ưu đãi thuế TNDN.

Các loại ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Các loại ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

2. Các loại ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Căn cứ pháp lý: Điều 13 đến Điều 18 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi , bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013) 

Có các loại ưu đãi thuế là:

  • Thu nhập miễn thuế
  • Thuế suất ưu đãi
  • Miễn, giảm thuế có thời hạn
  • Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
  • Kết chuyển lỗ
  • Các hình thức giảm thuế khác

Sau đây, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về từng loại ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhé!

2.1 Thu nhập miễn thuế

Có nghĩa là trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có một số khoản thu nhập không đưa vào tính thuế

Ta có công thức: Thuế TNDN phải nộp=(Thu nhập tính thuế- Phần trích lập Quỹ khoa học và công nghệ) x Thuế suất thuế TNDN 

Trong đó Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế- Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển

Như vậy, phần thu nhập miễn thuế sẽ được loại trừ ra khỏi phần thu nhập tính thuế để tính thuế TNDN

Hiện nay theo quy định của pháp luật thu nhập miễn thuế được quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi , bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013)  . Đây là những khoản thu nhập mà nhà nước quy định để nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực có điều kiện nhất định với mục đích thúc đẩy kinh tế, xã hội và thực hiện một số chính sách xã hội đối với một số đối tượng nhất định. Ví dụ Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội; Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ….

Với một số trường hợp về thu nhập miễn thuế thì phải thỏa mãn những điều kiện nhất định thì mới được miễn thuế. 

2.2. Thuế suất ưu đãi

Đây là trường hợp một số doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực nhất định được áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất phổ thông

Ví dụ các lĩnh vực như Giáo dục đào tạo; Khoa học công nghệ; Thể thao; Môi trường

Theo quy định hiện nay thì thuế suất phổ thông : 20%

Có ba mức thuế suất ưu đãi là 10%; 15% và 17%

Thuế suất ưu đãi có 2 loại là thuế suất ưu đãi có thời hạn và thuế suất ưu đãi không có thời hạn 

Xem thêm tại Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013, Điều 18, 19 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp 

2.3 Miễn thuế, giảm thuế có thời hạn

Hình thức ưu đãi này được quy định tại Khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013

Doanh nghiệp được miễn thuế một số năm và giảm thuế 50% trong một số năm tiếp theo

Thời gian giảm thuế, miễn thuế sẽ tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế chưa trừ lỗ kết chuyển. Nhưng chậm nhất sẽ tính từ năm thứ tư kể từ khi doanh nghiệp phát sinh doanh thu. 

2.4 Kết chuyển lỗ

Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà phát sinh lỗ thì sẽ được kết chuyển lỗ 

Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư sau khi đã thực hiện bù trừ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này nếu còn lỗ và doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động đó. 

Nguyên tắc kết chuyển lỗ: Là chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào những năm tiếp theo

2.5 Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Hiện nay, Luật thuế TNDN quy định, mức trích lập quỹ tối đa: 10% trên thu nhập tính thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Cũng từ công thức tính Thuế TNDN nêu trên, khi doanh nghiệp được cho phép trích lập quỹ này đồng nghĩa với việc Phần trích lập Quỹ khoa học và công nghệ được loại trừ và số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp sẽ giảm đi. 

Tuy nhiên cần lưu ý, nếu doanh nghiệp chi từ nguồn quỹ trên không đúng mục đích thì sẽ bị truy thu thuế và bị tính tiền chậm nộp.

Trong thời hạn năm năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

2.6 Các hình thức giảm thuế khác

  • Giảm thuế đối với doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ với điều kiện đảm bảo tỷ lệ theo quy định pháp luật
  • Giảm thuế đối với sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số
  • Giảm thuế đối với thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao. Nguyên tắc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

3. Nguyên tắc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư chỉ ưu đãi thuế đối với khoản thu nhập từ đầu tư đó

Ưu đãi đầu tư theo địa bàn thì ưu đãi đối với toàn bộ thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh tại địa bàn ưu đãi đó

Để được ưu đãi thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập ưu đãi thuế. Nếu không hạch toán riêng được thì phải phân bổ theo tỷ lệ phần trăm doanh thu và chi phí

Trong một kỳ tính thuế mà doanh nghiệp được trùng ưu đãi thì phải lựa chọn ưu đãi thuế

4. Điều kiện hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

- Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng với các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế TNDN theo kê khai.
- Chỉ áp dụng ưu đãi thuế TNDN cho doanh nghiệp có dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế được quy định cụ thể tại Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013, và các nghị định, thông tư hướng dẫn khác. 
Trên đây là một số vấn đề mà Luật ACC muốn cung cấp cho bạn đọc về chủ đề Các loại ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Chúng tôi tin chắc rằng đây là thông tin vô cùng bổ ích và cần thiết cho bạn và doanh nghiệp của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về nội dung  này hãy liên hệ ngay với Luật ACC để được đội ngũ chuyên gia kịp thời hỗ trợ, tư vấn cho bạn nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo