Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quy trình trao đổi hàng hóa diễn ra ngày càng lớn đồng thời các chủng loại hàng hóa cũng ngày càng phong phú, phương thức trao đổi trở nên đa dạng hơn. Vậy thị trường là gì? Các loại thị trường trong Kinh tế và Marketing là gì? Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.
![Các loại thị trường trong Kinh tế và Marketing [Mới 2022]](https://cdn.vietnambiz.vn/2019/8/22/xac-dinh-phan-khuc-thi-truong-1-15664513038021149204261.jpg)
1. Thị trường là gì?
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của hàng hóa, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Khác với trong kinh tế, theo Marketing, thị trường là nơi tập hợp những người mua, chứ không bao gồm người bán. Chính vì vậy, thị trường trong marketing chỉ xem xét đến tập hợp người mua nên chỉ tập trung nghiên cứu vào những tác động dẫn đến hành vi mua hàng.
2. Phân loại thị trường
- Theo mô hình kinh tế học: Thị trường độc quyền, Thị trường cạnh tranh.
- Theo lĩnh vực kinh doanh: Thị trường nông nghiệp, thị trường công nghiệp, thị trường chăn nuôi, thị trường đánh bắt,...
- Theo loại hình sản phẩm: Thị trường thực phẩm, thị trường giày dép, thị trường quần áo, thị trường xe máy, thị trường dịch vụ spa, thị trường chứng khoán...
- Theo loại hình khách hàng: Thị trường tiêu dùng, thị trường doanh nghiệp
- Theo phương thức phân phối: Thị trường bán lẻ, thị trường bán buôn
- Theo phương thức liên hệ và trao đổi: Thị trường online, thị trường offline
- Theo cơ sở pháp lý: Thị trường chợ đen, thị trường hợp pháp
- Theo vị trí địa lý: Thị trường trong nước, thị trường quốc tế
3. Các loại thị trường trong Kinh tế và Marketing
Thị trường tự do
Thị trường tự do hoạt động dựa trên nguyên tắc tự do kinh doanh và chính phủ không được can thiệp vào các hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên thị trường tự do dễ bị làm méo mó bởi sự độc quyền bằng cách điều khiển phần lớn nguồn cung (hoặc người mua độc quyền bằng cách kiểm soát nguồn cầu). Chính phủ hoặc các cơ quan có thẩm quyền sẽ can thiệp vào thị trường tự do nếu những hành động “cố tình làm méo mó” tác động xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động động chung của thị trường.
Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ đang là thị trường lớn nhất thế giói hiện nay, hoạt động 24/7 các chính phủ, ngân hàng, những nhà đầu tư và tiêu thụ tiền tệ hoạt động liên tục dẫn đến một dòng tiền lớn được trao đổi liên tục.
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán hết sức phức tạp, cho phép các nhà đầu tư mua và bán các cổ phiếu của các công ty. Ngày nay thị trường chừng khoán hoạt động thông qua các sàn mua bán trực tuyến trên toàn thế giới nhưng ở nhiều quốc gia vẫn duy trì các điểm mua bán chứng khoán trực tiếp để các nhà đầu tư trực tiếp tương tác với nhau.
Thị trường tiêu dùng
Thị trương hàng hóa tiêu dùng có nguồn gốc từ chợ truyền thống nơi chuyên mua bán các sản phẩm nông nghiệp, hàng may mặc, công cụ lao động, đồ dùng hàng ngày. Càng về sau, các chợ này được phát triển thành các trung tâm thương mại, siêu thị và mới hơn là các chợ điện tử như Lazada, Shoppe, Tiki…
Thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa là thị trường dành cho các hàng ảnh hưởng đến kinh tế như: năng lượng năng lượng (dầu, khí đốt, than đá và những nguồn năng lượng có thể tái tạo như diesel sinh học), những loại hàng hóa mềm và ngũ cốc (lúa mì, yến mạch, ngô, gạo, đậu nành, cà phê, cacao, đường, vải bông, nước cam đông lạnh…), thịt và các loại hàng hóa tài chính như trái phiếu.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là dạng thị trường mà trên đó nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động, đồng thời mỗi doanh nghiệp không có khả năng chi phối hay ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Thị trường độc quyền thuần túy:
Thị trường độc quyền là loại thị trường mà ở đó có một doanh nghiệp hoạt động và cung ứng một hàng hóa duy nhất, về cơ bản không có mặt hàng thay thế. Ví dụ, điện thoại là sản phẩm độc quyền có chức năng truyền đạt thông tin, điện dùng để thắp sáng và xem vô tuyến…
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Cạnh tranh độc quyền: là một thị trường trong đó có nhiều hãng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ, nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm soát một cách độc lập đối với giá cả của họ
Độc quyền tập đoàn: là một thị trường trong đó một vài hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
Trên đây là nội dung bài viết Các loại thị trường trong Kinh tế và Marketing. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận