Các loại tệ nạn xã hội hiện nay

Tệ nạn xã hội là những hành vi tiêu cực, là sự lệch lạc đối chuẩn mực xã hội. Vậy Các loại tệ nạn xã hội hiện nay gồm những loại nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

cac-loai-te-nan-xa-hoi-hien-nay

Các loại tệ nạn xã hội hiện nay

1. Thế nào là tệ nạn xã hội?

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.
Biểu hiện của tệ nạn xã hội: Thói hư, tật xấu; Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu; Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán…
cac-loai-te-nan-xa-hoi-hien-nay

2. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay

2.1. Tệ nạn ma túy

Chỉ tình trạng người bị nghiện, phụ thuộc vào ma túy. Bên cạnh đó còn có các tội phạm về ma túy, các hành vi trái phép khác về ma túy.
Ma túy tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác giảm đau, hưng phấn… và là chất gây nghiện có hại cho người sử dụng.
Ma túy làm tiêu hao tiền bạc, ảnh hưởng không chỉ đến sức khoẻ của người nghiện mà còn cả các thành viên khác trong gia đình vì lo lắng, mặc cảm…; tác động không tốt đến tình cảm giữa các thành viên.
Nghiện ma túy góp phần làm gia tăng các tệ nạn xã hội khác như lừa đảo, trộm cắp, giết người cướp của…
Ma tuý còn là nguồn gốc, điều kiện để lan truyền đại dịch HIV/AID, 1 căn bệnh thế kỷ chưa có thuốc chữa.
Ngoài ra, tệ nạn ma túy còn làm gia tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý gây ra.
Ảnh hưởng do các chất ma tuý làm giảm khả năng tình dục, suy yếu nòi giống.

2.2. Tệ nạn mại dâm 

Mại dâm là hoạt động mua bán và sử dụng dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân để thu được lợi ích tài chính hoặc vật chất. Trong mại dâm, một bên gọi là "khách hàng" hoặc "người mua dâm" trả tiền hoặc các loại đền bù khác cho người cung cấp dịch vụ tình dục.
Mại dâm có thể xảy ra ở nhiều địa điểm khác nhau, từ các cơ sở lưu trú đến các nhà mát xa hoặc thậm chí là trên các con phố và khu vực công cộng. Hoạt động mại dâm thường bị coi là bất hợp pháp hoặc bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

2.3. Tệ nạn cờ bạc

Tệ nạn này hiện đang phát triển mạnh dưới nhiều hình thức tinh vi khiến tình hình trật tự, an toàn xã hội ngày càng phức tạp. Nhiều địa phương, hoạt động cờ bạc xuất hiện công khai tại các lễ hội.
Tệ nạn cờ bạc thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như số đề, đỏ đen, ba cây, đá gà, xóc đĩa…

2.4. Tệ nạn mê tín dị đoan

Là tệ nạn phổ biến trong đời sống xã hội. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không đúng với sự thật như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phép…gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tiền bạc của cá nhân, gia đình, cộng đồng…
Mê tín dị đoan gồm các hành vi: tin coi tay xem tướng, tin cúng sao giải hạn, tin thầy bùa thầy chú….

2.5. Tệ nạn rượu bia

Rượu bia liên quan đến 200 căn bệnh, thương tật và là nguyên nhân của 5% gánh nặng y tế thế giới.

Hệ lụy của rượu bia cũng không chỉ dừng lại ở số người chết do tai nạn giao thông, do bị bệnh; còn khiến bao gia đình tan nát, trẻ em bị bạo hành, đói khổ, thất học...; các vụ hiếp dâm...

Ngoài các tệ nạn trên, có thể kể đến các loại tệ nạn khác như đua xe trái phép, nghiện game online...cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến tính mạng, sức khỏe và nhân cách con người.

3. Nguyên nhân tệ nạn xã hội đến từ đâu?

Nguyên nhân của các tệ nạn xã hội không chỉ xuất phát từ bản thân mỗi người mà còn từ yếu tố ngoại cảnh tác động. Cụ thể:

3.1. Nguyên nhân chủ quan

Đây là nguyên nhân xuất phát từ ý chỉ chủ quan của người thực hiện, trong đó bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:
  • Người dân chưa nhận thức rõ ràng và đầy đủ về hành vi nào là tệ nạn xã hội cũng như tác hại của tệ nạn xã hội nghiêm trọng ra sao.
  •  Người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu: Điều này được thể hiện rõ nhất ở tệ nạn mê tín dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình.
Nhiều người dân theo phong tục tập quán hoặc theo lối suy nghĩ cổ hủ, duy tâm, thờ cúng và tôn sủng thánh thần một cách thái quá. Đồng thời coi đó là một sự việc bình thường trong cuộc sống.
  • Do lối suy nghĩ hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân hay do nhu cầu muốn giàu nhanh bằng các hành vi phi pháp như ở tệ nạn đánh bạc, buôn bán ma túy hay sử dụng trái phép chất ma túy.

3.2. Nguyên nhân khách quan

Chính là những yếu tố ngoại cảnh sẽ tác động tới ý chí, suy nghĩ, lỗi sống của người dân, có thể kể đến như:
  • Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm bảo, tình trạng đói nghèo, kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tệ nạn như trộm cướp, cướp giật hay đánh bạc, buôn ma túy.
 Với nhu cầu sinh hoạt của người dân không đủ thì họ luôn tìm kiếm những phương thức để kiếm ra tiền, vật chất một cách nhanh chóng nhất cho dù đó là những hành vi sai trái.
  • Do đời sống xã hội không được đảm bảo, trình độ văn hóa, trình độ dân trí còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
  • Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng, các hoạt động phòng, chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội đã có nhưng diễn ra chưa triệt để và còn nhiều hạn chế, không bắt kịp với xu hướng phát triển của đời sống xã hội.
nguyen-nhan-te-nan-xa-hoi-den-tu-dau

4. Tác hại của tệ nạn xã hội là gì?

4.1. Đối với bản thân

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, có nguy cơ mắc các căn bệnh ảnh hưởng đến tính mạng như HIV, tim mạch, hệ thần kinh...
  • Tha hóa đạo đức, dễ vi phạm pháp luật
  • Tổn hao về tinh thần, kinh tế.

4.2. Đối với gia đình

  • Khủng hoảng về tài chính, tinh thần
  • Phát sinh các mâu thuẫn gia đình, sứt mẻ tình cảm
  • Đổ vỡ niềm tin giữa các thành viên
  • Nguy cơ bạo lực gia đình.

4.3. Đối với cộng đồng xã hội

  • Gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội
  • Ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội
  • Gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cho người dân
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế.

5. Phòng chống tệ nạn xã hội

Vì là những vấn đề nhức nhối của xã hội, để phòng chống các tệ nạn xã hội, Nhà nước ban hành nhiều văn bản, chế tài xử phạt nhằm góp phần phòng, chống các tệ nạn xã hội.
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình mà cả Nhà nước cùng các ngành, các cấp, ngành cũng như các đoàn thể tổ chức xã hội và tất cả mọi công dân trong đó lực lượng công an là nòng cốt tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội.

Trên đây là bài viết về Các loại tệ nạn xã hội hiện nay mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo