Các loại phí và lệ phí môi trường

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu bảo vệ môi trường và có thêm những chế tài đủ mạnh để hạn chế tác động môi trường của các hoạt động sản xuất, tiêu dùng hoặc nhập khẩu, Luật và Nghị định về phí môi trường và lệ phí môi trường lần lượt ra đời và đi vào đời sống. Vì vậy, hãy cùng ACC tìm hiểu về các loại phí và lệ phí môi trường.

Các Loại Phí Và Lệ Phí Môi Trường

1. Phí bảo vệ môi trường là gì?

Nhìn chung hiện nay các văn bản luật hay văn bản dưới luật vẫn chưa có một quy định chi tiết nào để định nghĩa phí bảo vệ môi trường là gì. Tuy nhiên theo cách hiểu thông thường chúng ta sẽ hiểu phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đồng thời tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.

Đây được xem là một khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó.

2. Quy định về phí bảo vệ môi trường

Phí môi trường thực tế đã được sử dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển (OECD) hơn hai thập kỉ qua dựa trên ý tưởng của các nhà kinh tế và kinh tế môi trường kiến nghị từ nhiều thập kỉ trước như Pigou (nhà kinh tế học người Anh), 1930: Coase, 1960.

Phí môi trường bước đầu được áp dụng có kết quả ở nhiều nước châu Á, như: Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippine. Malaysia... Đó là công cụ kinh tế trực tiếp nhằm đưa chỉ phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá.

Phí môi trường thường được áp dụng đối với các nguồn gây ô nhiễm: nước, không khí, tiếng ồn, đất, rác thải...

Phí môi trường được áp dụng nhằm hai mục đích. tạo nguồn thu cho Chính phủ để chỉ cho các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường.

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định các tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở:

1) Khôi lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng, tác động xấu đối với môi trường;

2) Mức độ độc hại c2 chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;

3) sự chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải, mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường của từng giai đoạn phát triển của đất nước.

3. Các loại phí môi trường hiện nay

Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, việc quy định phí môi trường cần phải là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm và là tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường. Hiện nay ở nước ta đang áp dụng một số loại phí như sau:

– Phí vệ sinh môi trường: Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải đô thị. Đây là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm. Về cơ bản loại phí này được sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, do vậy, mức phí thu có thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương.

– Phí BVMT đối với nước thải: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở các Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 và 04/2003/NĐ-CP ngày 8/1/2007 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.

– Phí BVMT đối với chất thải rắn: Hiện đang được triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2007 nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và tạo nguồn kinh phí bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải rắn.

– Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2008. Nghị định quy định khoản phí được thu trên mỗi đơn vị khoáng sản được khai thác. Phí áp dụng cho các loại khoáng sản: đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatit.

Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Các loại phí và lệ phí môi trường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo