Mã số mã vạch đã không còn xa lạ với mọi người, tuy nhiên các bạn có biết các loại mã vạch nào thông dụng trên thị trường không? Hãy cùng ACC tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây:
1.Mã số mã vạch là gì?
Trước khi trình bày về các loại mã vạch thông dụng trên thị trường, ACC xin đưa ra định nghĩa về mã số mã vạch để các bạn dễ hình dung:
Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
2.Các loại mã vạch
Các loại mã vạch rất đa dạng, một số loại mã vạch thông dụng phải kể đến như:
Thứ nhất, UPC (Universal Product Code):
Đây là một trong số các loại mã vạch thông dụng trên thị trường và là mã số mã vạch lâu đời nhất, gồm có 2 phần: phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được.
Số của UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự.
Ký số thứ 1 nằm trong phạm vi của 7 con số định rõ ý nghĩa và chủng lọai của sản phẩm như sau:
* 5 - Coupons: Phiếu lĩnh hàng hóa
* 4 - Dành cho người bán lẽ sử dụng
* 3 - Thuốc và các mặt hàng có liên quan đến y tế.
* 2 - Các món hàng nặng tự nhiên như thịt và nông sản.
* 0, 6, 7 - Gán cho tất cả các mặt hàng khác như là một phần nhận diện của nhà sản xuất.
Năm ký số tiếp theo: chỉ mã người bán (mã doanh nghiệp hay mã của nhà sản xuất
Năm ký số kế tiếp: Dành cho người bán gán cho sản phẩm của họ. Người bán tự tạo ra 5 ký số này theo ý riêng của mình để mã hóa cho sản phẩm.
Ký số cuối cùng: , là ký số kiểm tra, xác nhận tính chính xác của tòan bộ số UPC
UPC được phát triển thành nhiều phiên bản (version) như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi như phiên bản chuẩn của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiệp.
Thứ hai, EAN (European Article Number)
Với cấu tạo gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký biểu thị cho nước xuất xứ. Các ký số này chính là “mã quốc gia” của sản phẩm được cấp bởi Tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization).
EAN này được gọi là EAN-13 để phân biệt với phiên bản EAN-8 sau này gồm 8 ký số.
Cấu tạo của EAN-13 từ trái sang phải:
+ Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
+ Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
+ Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
+ Số cuối cùng là số kiểm tra
Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên tòan cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã EAN trên sản phẩm của mình, phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam, gọi tắt là EAN Việt Nam, để được cấp mã số doanh nghiệp.
Thứ ba, Code 39
UPC và EAN dù là 2 lọai mã vạch có tính chất chuyên nghiệp và quốc tế nhưng khuyết điểm của nó là dung lượng có giới hạn và chỉ mã hóa được số, không mã hóa được chữ.
Khắc phục nhược điểm đó, Code 39 ra đời là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Nó không có chiều dài cố định, do đó có thể lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn.
Đây cũng là một trong số các loại mã vạch thông dụng trên thị trường. Do có tính linh họat, Code 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất. Bộ ký tự này bao gồm tất cả các chữ hoa, các ký số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc biệt khác.
Thứ tư, Interleaved 2 of 5
Đây cũng là một trong số các loại mã vạch thông dụng trên thị trường, là một lọai mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của Interleaved 2 of 5 là ở độ dài có thể thay đổi được và được nén cao, do vậy, nó có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn
Trên đây là các loại mã vạch thông dụng trên thị trường, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn về mã số mã vạch của ACC
3.Những câu hỏi thường gặp về các loại mã vạch
Câu 1: Đăng ký mã vạch sản phẩm ở đâu?
Sau khi chuẩn bị hồ sơ hợp lệ, tiến hành nộp hồ sơ tại tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ.
Câu 2: Lệ phí đăng ký mã số mã vạch là bao nhiêu?
– Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch: mức phí này dao động từ 300.000 đến 1.000.000 đồng.
– Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí): dao động từ 200.000 đến 2000.000 đồng/năm
Câu 3: Cá nhân có đăng ký mã số mã vạch được không?
Theo quy định hiện hành, cá nhân chưa đăng ký mã số mã vạch được mà muốn đăng ký mã số mã vạch thì cá nhân đó phải tối thiểu thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty TNHH, Công ty Cổ phần.
4.Dịch vụ tư vấn pháp lý của ACC
Bài viết đã trình bày về các mã số mã vạch thông dụng trên thị trường, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến mã số mã vạch hoặc có nhu cầu đăng ký sử dụng mã số mã vạch. Hãy liên hệ và sử dụng dịch vụ tư vấn và đăng ký sử dụng mã số mã vạch của ACC.Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi qua:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận