Theo Luật doanh nghiệp 2020, hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp chính đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Vậy, trong 5 loại hình vừa nêu thì loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu. ACC mời bạn theo dõi bài viết Các loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu.
Các loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu
1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
Hiểu một cách đơn giản thì người phát hành trái phiếu là doanh nghiệp thì trái phiếu được gọi là trái phiếu doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.”
2. Các loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Căn cứ quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:
Công ty trách nhiệm hữu hạn thường viết tắt là Công ty TNHH. Công ty TNHH một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biển ở nước ta hiện nay. Theo khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm hai loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Những người góp vốn vào công ty TNHH có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Người góp vốn sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty gọi là thành viên góp vốn.
3. Điều kiện chào bán trái phiếu tại thị trường trong nước
3.1 Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
– Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
– Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
– Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
– Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
– Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
3.2 Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định như sau:
– Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
– Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
– Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
– Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
3.3 Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền
Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền phải đảm bảo các điều kiện sau:
Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3.4 Điều kiện chào bán trái phiếu thành nhiều đợt
Theo Điều 10 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp chào bán trái phiếu thành nhiều đợt phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Các điều kiện chào bán quy định tại Điều 9 Nghị định này;
- Có nhu cầu huy động vốn thành nhiều đợt phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu được phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này;
- Có phương án phát hành trái phiếu trong đó dự kiến cụ thể về khối lượng, thời điểm và kế hoạch sử dụng vốn của từng đợt chào bán.
Thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên.
4. Điều kiện chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế
4.1 Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
– Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;
– Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
– luật về quản lý ngoại hối;
– Các điều kiện chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.
4.2 Đối với trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại khoản 1 Điều này;
– Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện quyền kèm theo chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Các loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận