Các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì? Những vấn đề liên quan đến các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì? Nếu các bạn đang có những thắc mắc về các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy, hãy theo dõi bài viết sau đây bạn nhé.
Các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy
1. Phòng cháy chữa cháy là gì? Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật. Có liên quan tới việc loại trừ; hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ; hỏa hoạn; đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra; ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hay còn gọi là Giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện PCCC theo quy định của pháp luật. Đây là giấy phép con phổ biến được quy định về giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy; là một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư, chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính; liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng, xin phép chế tạo hoặc hoán cải một số phương tiện.
2. Các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
- Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về pccc
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC
3. Đối tượng xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy 2022 (PCCC)
- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
- Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP do chính phủ ban hành khi tiến hành xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
(Căn cứ Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
4. Phương thức tính lệ phí cấp giấy chứng nhận PCCC
Mức thu phí thẩm định phê duyệt = Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt x Tỷ lệ tính phí
Trong đó:
- Tổng mức đầu tư dự án được xác định theo theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, chi phí sử dụng đất (tính toán trước thuế).
- Tỷ lệ tính phí được quy định tại các Biểu mức thu phí I, II kèm theo Thông tư 258/2016/TT-BTC.
Trường hợp dự án có tổng mức đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị tổng mức đầu tư của dự án ghi trong Biểu mức thu phí I, II kèm theo Thông tư 258/2016/TT-BTC thì tỷ lệ tính phí được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Nitlà tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (Đơn vị tính: %).
- Gitlà giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Gialà giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Giblà giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
- Nialà tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (Đơn vị tính: %).
- Niblà tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (Đơn vị tính: %).
Lưu ý:
- Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy phải nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn như trình bày ở trên, mức tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
- Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháyđối với dự án đầu tư xây dựng thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; xây dựng mới hạng mục công trình được xác định theo giá trị tổng mức đầu tư cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới; thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình.
5. Thời hạn thẩm duyệt xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy
Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
- Đồ án quy hoạch xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc;
- Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc;
- Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với các dự án còn lại;
- Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với các dự án, công trình còn lại;
- Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.
Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy. Nếu các bạn có những thắc mắc liên quan đến các loại giấy phép phòng cháy chữa cháy, hãy liên hệ đến Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về vấn đề này.
Nội dung bài viết:
Bình luận