Không chỉ người lao động phải tham gia đóng các bảo hiểm bắt buộc mà đến người sử dụng lao động chính là doanh nghiệp cũng bắt buộc phải đọng các loại bảo hiểm theo pháp luật quy định. Vậy Các loại bảo hiểm doanh nghiệp bắt buộc phải đóng là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết Các loại bảo hiểm doanh nghiệp bắt buộc phải đóng năm 2022 dưới đây!
1. Bảo hiểm bắt buộc là gì?
Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm quy định bởi pháp luật mà mọi doanh nghiệp sử dụng người lao động phải tuân thủ. Có nghĩa tổ chức, cá nhân cần tham gia đóng bảo hiểm với mức phí, điều kiện, mức đóng tối thiểu theo quy định đã đề ra.
Thực tế, bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với những loại bảo hiểm đảm bảo an sinh xã hội, lợi ích của người lao động. Đối với từng thời kỳ phát triển in, chính phủ lại có những quy định riêng về bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp.
2. Các loại bảo hiểm bắt buộc doanh nghiệp phải đóng:
Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong các loại bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng hiện nay.
Doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014:
“- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác;
– Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc;
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.”
Mức đóng của doanh nghiệp:
- Với lao động người Việt Nam: Tổng 17% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng (14% vào Quỹ hưu trí – tử tuất, 3% vào Quỹ ốm đau – thai sản).
- Với lao động người nước ngoài: Tổng 3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng vào Quỹ ốm đau – thai sản.
Lưu ý: Mức đóng với lao động nước ngoài như trên áp dụng đến hết năm 2021, căn cứ theo Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP.
Từ 01/01/2022, lao động nước ngoài bổ sung mức đóng:
- Người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
- Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Bảo hiểm y tế (BHYT)
Căn cứ vào Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 và Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng đóng BHYT cho người lao động:
“Nhóm 1: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng;”
Mức đóng của doanh nghiệp: Với lao động Việt Nam hay lao động nước ngoài, mức đóng đều là 3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHTN cho người lao động:
“3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”
Mức đóng BHTN của doanh nghiệp cho riêng lao động Việt Nam là 1% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng. Lao động nước ngoài không tham gia loại bảo hiểm này.
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ – BNN)
Theo Điều 2 Nghị định 37/2016/NĐ-CP về đối tượng đóng BHTNLĐ – BNN như sau:
“2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.”
Mức đóng BHTNLĐ-BNN của doanh nghiệp được quy định:
Trường hợp 1: Trường hợp doanh nghiệp không gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:
- Với lao động Việt Nam: 0.5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
- Với lao động nước ngoài: 0.5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
Trường hợp 2: Trường hợp DN gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (theo điểm b khoản 1 Điều 4, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP):
- Với lao động Việt Nam: 0.3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
- Với lao động nước ngoài: 0.3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
Bảo hiểm TNLĐ-BNN thuộc nhóm bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng cho cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài.
Trên đây là các thông tin về Các loại bảo hiểm doanh nghiệp bắt buộc phải đóng năm 2022 mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận