Các loại báo cáo kiểm toán cơ bản (cập nhật 2022)

Kiểm toán là hoạt động luôn được sự quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay. Dịch vụ kiểm toán mang lại nhiều lợi ích bởi tính chất đặc thì của kiểm toán. Khi kết thì hoạt động kiểm toán thì sẽ thực hiện báo cáo kiểm toán. Trong bài viết này ACC sẽ giải đáp Báo cáo kiểm toán là gì? (cập nhật 2022)

Các Loại Báo Cáo Kiểm Toán Cơ Bản (cập Nhật 2022)

Báo cáo kiểm toán là gì? (cập nhật 2022)

1. Báo cáo kiểm toán là gì?

Khi thực hiện hoạt động báo cáo tài chính thì báo cáo kiểm toán là kết quả của việc xem xét, xác thực các thông tin, số liệu tài chính một cách khách quan, trung thực, hợp lý theo những nội dung khác theo Hợp đồng kiểm toán dựa trên Chuẩn mực Kiểm toám, Kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. Báo cáo kiểm toán là báo cáo thể hiện ý kiến của kiểm toán viên.

Như vậy có thể thấy, báo cáo đã được kiểm toán là báo cáo mà ở đó người đọc có thể biết được tính trung thực, hợp lý các số liệu cũng như các vấn đề trên Báo cáo tài chính.

2. Các loại báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán là dựa trên kết quả điều tra của kiểm toán viên và kiểm toán viên cũng phụ trách việc phân loại và lựa chọn loại kiểm toán phù hợp. Báo cáo kiểm toán bao gồm những loại phổ biến như sau:

Thứ nhất: Báo cáo sạch hoặc chấp nhận toàn phần.

  • Khi hồ sơ tài chính của công ty được thể hiện chính xác và tuân thủ các nguyên tắc theo quy định, kiểm toán viên sẽ kết luận rằng báo cáo tài chính được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Phần lớn các báo cáo kiểm toán trong thực tế đều là báo cáo chấp nhận toàn phần.

Thứ hai: Ý kiến chấp nhận từng phần.

  • Ý kiến chấp nhận từng phần phản ánh rằng mặc dù một công ty không tuân theo các tiêu chuẩn kế toán phù hợp, công ty đã không phạm phải sai sót trọng yếu nào trong quá trình lập báo cáo tài chính.

Thứ ba: Không chấp nhận.

  • Khi kiểm toán viên nhận thấy rằng công ty không chỉ không tuân theo các hướng dẫn kế toán mà còn có sự sai lệch trong tài chính, họ sẽ đưa ra báo cáo không chấp nhận. Khi đó, kiểm toán viên thể hiện nghi ngờ rằng báo cáo tài chính của công ty đã phạm phải những sai sót trọng yếu hoặc có sai lệch trong báo cáo tài chính, nhưng không có đủ bằng chứng để thể hiện rõ ràng ý kiến đó.
  • Một báo cáo kiểm toán không chấp nhận là kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra đối với một công ty và có thể có tác động lâu dài về mặt pháp lí nếu không được sửa chữa kịp thời.

Thứ tư: Từ chối đưa ra ý kiến.

  • Từ chối ý kiến có nghĩa là vì một số lí do, kiểm toán viên không thể hoàn thành kiểm toán hoặc chọn không đưa ra ý kiến về công ty. Ví dụ có thể bao gồm khi kiểm toán viên không thể công bình (impartial) hoặc không được phép truy cập vào một số thông tin tài chính nhất định.

3. Các nội dung cơ bản trong báo cáo kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán có các quy định về hoạt động kiểm toán tuy nhiên thì chưa có quy định cụ thể nội dung báo cáo kiểm toán có những gì. Nhưng trên cơ bản thì báo cáo kiểm toán sẽ có các nội dung như sau:

Thứ nhất: Số hiệu và tiêu đề của báo cáo.

  • Số hiệu của BCKT phát hành phải được ghi cụ thể. BCKT phát hành trong cùng năm của đơn vị được kiểm toán thường được ghi liên tiếp nhau để tiện theo dõi.
  • Tiêu đề của báo cáo cần ghi “Báo cáo kiểm toán độc lập”.

Thứ hai: Người nhận báo cáo kiểm toán.

  • Người nhận báo cáo kiểm toán thường là: Hội đồng quản trị, Ban (Tổng) Giám đốc, Giám đốc, Nhà đầu tư… tùy thuộc vào mục đích cũng như đơn vị được kiểm toán.

Thứ ba: Trách nhiệm của Đơn vị được kiểm toán với báo cáo tài chính.

  • Đây có thể coi là mục Cam kết của đơn vị được kiểm toán (hay thành viên chủ chốt) về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Thứ tư: Trách nhiệm của Kiểm toán viên.

  • Sau khi nên trách nhiệm của Đơn vị được kiểm toán, Nội dung Báo cáo đã được kiểm toán cần thể hiện được trách nhiệm của Kiểm toán viên khi đưa ra ý kiến kiểm toán dựa vào quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.

Thứ năm: Ý kiến kiểm toán.

  • Tại mục này Kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về đơn vị được kiểm toán.

Thứ sáu: Ngày lập báo cáo kiểm toán.

  • Ngày lập BCKT không được trước ngày đơn vị được kiểm toán lập BCTC và và không được trước ngày thu thập bằng chứng kiểm toán.

Thứ bảy: Tên công ty kiểm toán và người ký báo cáo kiểm toán.

  • Báo cáo kiểm toán ghi rõ tên công ty Kiểm toán;
  • Người ký BCKT phải gồm 2 thành viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán trong đó có 1 thành viên Ban Giám đốc. Dưới mỗi chữ ký cần ghi rõ họ tên, Số đăng ký hành nghề kiểm toán của Kiểm toán viên đó.

Trên đây là bài viết Các loại báo cáo kiểm toán cơ bản (cập nhật 2022). Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo