Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân. Vì vậy, các huy hiệu trong quân đội mang hình ảnh và ý nghĩa rất lớn. Bài viết dưới đây, ACC sẽ giới thiệu tới quý độc giả chi tiết các huy hiệu trong QĐNDVN. Mời quý độc giả cùng đón đọc.
1. Huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam có hình dáng như thế nào?
Huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam, hay còn được gọi là quân hiệu có hình tròn. Ở giữa là hình ngôi sao nổi màu vàng, xung quanh có 2 bông lúa màu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe với răng bánh màu vàng. Phía vành ngoài huy hiệu cũng sử dụng theo màu vàng tương ứng. Riêng huy hiệu của Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam có phần nền hai bông lúa màu xanh dương.
Ở thời điểm đầu tiên, toàn bộ ngành thuộc quân đội đều dùng chung huy hiệu và chưa có sự chia tách thành các quân hiệu khác nhau. Đến năm 1958, huy hiệu quân đội nhân dân Việt Nam mới chia thành 3 nhánh riêng biệt, gồm: Lục quân, Không quân và Hải quân.
- Huy hiệu Không quân: Quân hiệu hình tròn. Vành ngoài quân hiệu màu vàng, nền màu xanh da trời, ở giữa là ngôi sao vàng nổi. Đè lên là hình đôi cánh chim màu bạc, phía dưới có hình bánh răng và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao.
- Huy hiệu Lục quân: Quân hiệu hình tròn, vành ngoài quân hiệu màu vàng, nền màu đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng nổi. Phía dưới có hình nửa bánh răng và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao.
- Huy hiệu Hải quân: Quân hiệu hình tròn, vành ngoài quân hiệu màu vàng. Nền màu tím than, ở giữa là ngôi sao vàng nổi đè lên hình mỏ neo màu đỏ, phía dưới có hình nửa bánh răng và hai bông lúa vươn lên bao quanh ngôi sao.
2. Tổng hợp các huy hiệu cấp bậc trong quân đội nhân dân Việt Nam
Hệ thống cấp bậc trong quân đội nhân dân Việt Nam được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Cấp Tướng |
Đại Tướng |
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân |
|
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân |
|
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân |
|
Cấp tá |
Đại tá |
Thượng tá |
|
Trung tá |
|
Thiếu tá |
|
Cấp úy |
Đại úy |
Thượng úy |
|
Trung úy |
|
Thiếu úy |
Quân hàm hạ sĩ quan được chia thành 3 bậc:
- Thượng sĩ
- Trung Sĩ
- Hạ Sĩ.
- Binh nhất
- Binh Nhì.
3. Điều kiện thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
Sĩ quan tại ngũ được hiểu là sĩ quan đang công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội. Theo khoản 1 điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân 1999, sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Có phẩm chất đạo đức cách mạng, cần - kiệm - liêm - chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội, tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, đồng đội; được quần chúng tín nhiệm.
- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,... vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân, có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật, có năng lực hoạt động thực tiễn,...
- Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm
- Đủ thời hạn xét thăng quân hàm:
- Thiếu úy => Trung úy: 2 năm
- Trung úy => Thượng úy; Thượng úy => Đại úy: 3 năm
- Đại úy => Thiếu tá, Thiếu tá => Trung tá, Trung tá => Thượng tá, Thượng tá => Đại tá: 4 năm.
- Những trường hợp còn lại cần thời gian tối thiểu ít nhất 4 năm.
4. Đặc điểm của phù hiệu quân đội nhân dân Việt Nam
Phù hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm; nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng, biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên và logo. Dưới đây là một số đặc điểm của phù hiệu quân đội nhân dân Việt Nam.
4.1. Cành tùng
Cành tùng có màu vàng, gồm hai loại như sau:
- Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tướng
- Cành tùng đơn của sĩ quan cấp tá, cấp úy
4.2. Nền, hình phù hiệu
Nền phù hiệu
Nền phù hiệu hình bình hành. Đối với lục quân có nền màu đỏ tươi, Bộ đội Biên phòng có nền màu xanh lá, Phòng không - Không quân có màu xanh hòa bình, Hải quân có màu tím than. Đặc biệt, nền phù hiệu của cấp tướng có viền màu vàng rộng 5mm có ở 3 cạnh.
Hình phù hiệu
Đặc điểm chung của các quân, binh chủng đều có màu vàng.
- Binh chủng hợp thành - Bộ binh: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo
- Bộ binh cơ giới: Hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo
- Đặc công: Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng
- Tăng - Thiết giáp: Hình xe tăng nhìn ngang
- Pháo binh: Hình hai nòng súng thần công đặt chéo
- Hóa học: Hình tia phóng xạ trên hình nhân benzen
- Công binh: Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng
- Thông tin: Hình sóng điện
- Bộ đội Biên phòng: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín có ký hiệu đường biên giới quốc gia
- Phòng không - Không quân: Hình sao trên đôi cánh chim
- Bộ đội nhảy dù: Hình máy bay trên dù đang mở
- Tên lửa: Hình tên lửa trên nền mây
- Cao xạ: Hình khẩu pháo cao xạ
- Ra-đa: Hình cánh ra-đa trên bệ
- Hải quân: Hình mỏ neo
- Hải quân đánh bộ: Hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo
- Hậu cần - Tài chính: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa
- Quân y, thú y: Hình chữ thập đỏ trong hình tròn
- Kỹ thuật: Hình compa trên chiếc búa
- Lái xe: Hình tay lái trên nhíp xe
- Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: Hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo
- Quân nhạc: Hình chiếc kèn và sáo đặt chéo
- Thể dục thể thao: Hình cung tên
- Văn hóa nghệ thuật: Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn
Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Giới thiệu chi tiết các huy hiệu trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận