Các hình thức nhập khẩu ở Việt Nam [Cập nhật 2024]

Xuất nhập khẩu là một hoạt động thương mại vô cùng quan trọng ở nước ta. Cùng với xu thế toàn cầu hoá, hoạt động nhập khẩu càng diễn ra mạnh mẽ, sôi đội. Vậy nhập khẩu là gì? Các hình thức nhập khẩu ở Việt Nam như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên, quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin. 

cac-hinh-thuc-nhap-khau-o-VN-300x225Các hình thức nhập khẩu ở Việt Nam 

1. Nhập khẩu là gì? 

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định của những ngành kinh tế mũi nhọn mỗi nước đồng thời khai thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa cao trong lao đồng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

cac-hinh-thuc-nhap-khau-o-VN-1-300x225Nhập khẩu là gì 

2. Các hình thức nhập khẩu ở nước ta 

Nhập khẩu là một hoạt động thương mại đa dạng, có rất nhiều hình thức nhập khẩu khác nhau, có thể kể tới: 

  • Nhập khẩu trực tiếp 

Nhập khẩu trực tiếp là hình thức người mua, người bán tự trao đổi trực tiếp với nhau. Quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngược lại. Trong hoạt động nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

cac-hinh-thuc-nhap-khauNhập khẩu ở nước ta

  • Nhập khẩu uỷ thác 

Nhập khẩu ủy thác được hiểu là hoạt động dịch vụ thương mại theo đó chủ hàng thuê một đơn vị trung gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợp đồng ủy thác.

Có thể hiểu nhập khẩu ủy thác là hình thức nhờ một công ty thứ 3 (công ty chuyên về ủy thác xuất nhập khẩu). Đại diện cho một công ty thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu sản phẩm (hàng hóa) nào đó về cho công ty mình (công ty ủy thác).

  • Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác. Với hình thức này thì hàng hoá nhập khẩu không được tiêu thụ trong nước mà sẽ xuất ngay sang nước thứ  ba nhằm thu lợi nhuận, mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vồn đã bỏ ra ban đầu. 

Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.

  • Nhập khẩu gia công 

Căn cứ theo văn bản hợp nhất 09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất nghị định hướng dẫn luật thương mại về hoạt động mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Gia công là hành vi thương mại, trong đó một bên (gọi là bên đặt gia công) sẽ cung cấp nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc cho bên kia (bên nhận gia công) để thực hiện gia công, hoàn thành sản phẩm như đã đặt trước. 
Gia công có thể là nhập khẩu nguyên vật liệu từ đối tác nước ngoài sau đó gia công trong nước rồi xuất khẩu ngược lại cho đối tác. 

3. Những câu hỏi thường gặp

3.1 Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để làm gì?

  • Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan.
  • Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

3.2 Các hình thức của tạm nhập tái xuất là gì?

  • Một là, tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh
  • Hai là, tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn
  • Ba là, tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài
  • Bốn là, tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
  • Năm là, tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác

3.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về các hình thức nhập khẩu ở Việt Nam không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về các hình thức nhập khẩu ở Việt Nam uy tín, trọn gói cho khách hàng.

3.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về các hình thức nhập khẩu ở Việt Nam của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là một vài thông tin về các hình thức nhập khẩu ở Việt Nam, hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (287 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo