Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp về thực chất là chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo những trình tự, thủ tục luật định.
1. Khái niệm chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp chuyển từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác để phù hợp hơn với quy mô, sự phát triển và sự định hướng của doanh nghiệp. Mặt khác, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp không phải giải thể do không đủ số lượng thành viên tối thiểu.
2. Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
2.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo các phương thức sau đây:
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
- Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Luật doanh nghiệp năm 2020 sử dụng phương pháp liệt kê khi quy định về các phương thức tổ chức lại loại hình doanh nghiệp, nhưng lại khắc phục được nhược điểm của phương pháp liệt kê bằng cách quy định phương thức cuối cùng bao giờ cũng là sự kết hợp của các phương thức nêu ở trên. Tuy nhiên, phương thức cuối cùng quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 sẽ là bất hợp lý bởi lẽ phương thức (a) tự bản thân nó thì không thể kết hợp với các phương thức (b) và (c) được. Cụ thể, phương thức (a) chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi loại hình về mặt hình thức từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần mà không có huy động thêm tổ chức/cá nhân khác góp vốn cũng như không bán phần vốn góp cho tổ chức/cá nhân khác, với điều kiện là số thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn trong trường hợp này phải chí ít từ 03 thành viên trở lên.
2.2 Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:
- Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;
- Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
- Công ty chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu công ty cổ phần theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
Khác với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác, trong trường hợp công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì các nhà làm luật chỉ liệt kê ba phương thức có thể xảy ra và kết quả của ba phương thức này đều dẫn đến việc là số lượng chủ sở hữu cuối cùng của doanh nghiệp là một (hoặc cá nhân hoặc tổ chức, hoặc là cổ đông hiện hữu của công ty hoặc một cá nhân/tổ chức khác mà không là cổ đông).
Lưu ý: theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.
2.3 Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên theo phương thức sau đây:
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
- Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn kết hợp các phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Trong trường hợp này việc chuyển đổi có thể dẫn đến sự thay đổi số lượng chủ sở hữu của công ty (từ tối thiểu là 03 cổ đông sẽ có thể tăng lên hoặc giảm đi số lượng chủ sở hữu, và giảm trong trường hợp này cũng không được giảm quá 02 vì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó số lượng thành viên dao động từ 02 đến 50 thành viên).Trong trường hợp này việc chuyển đổi có thể dẫn đến sự thay đổi số lượng chủ sở hữu của công ty (từ tối thiểu là 03 cổ đông sẽ có thể tăng lên hoặc giảm đi số lượng chủ sở hữu, và giảm trong trường hợp này cũng không được giảm quá 02 vì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó số lượng thành viên dao động từ 02 đến 50 thành viên).
2.4 Doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ các điều kiện theo quy định ;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
3. Thủ tục
Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì khi chuyển đổi loại hình các Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở. Đồng thời Doanh nghiệp thay đổi con dấu Công ty và thông tin thuế của Doanh nghiệp.
4. Mục đích của quy định chuyển đổi
Một công ty, từ khi ra đời cho đến khi chấm dứt hoạt động, luôn có mối quan hệ với Nhà nước. Quan hệ mang tính tất yếu này thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích chung cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của chính công ty và thành viên hoặc các thành viên của công ty, và người thứ ba. Để đảm bảo mục đích quản lý Nhà nước, mục đích điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp, cũng như thủ tục chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
Liên quan đến vấn đề an sinh xã hội mà căn bản là vấn đề việc làm, hoặc xuất phát từ quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, nhà lập pháp thường quy định điều kiện đảm bảo kế thừa nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ lao động. Thứ hai là bảo vệ quyền lợi giữa các bên và bên thứ ba (khách hàng)…
Trên đây là một số thông tin chi tiết về các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận