Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả 2024

Quyền tác giả là một trong những nội dung rất quan trọng của sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp luôn muốn bảo vệ tốt nhất các tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Vậy các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả là gì? Cùng ACC tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

THIẾU HÌNH

1. Khái niệm quyền tác giả

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Cũng theo quy định, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. 

2. Vì sao phải đăng ký bản quyền tác giả

Quyền tác giả có nghĩa là được pháp luật, xã hội, quần chúng….công nhận cho cá nhân, tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuần là sự sao chép từ nguồn đã biết. Vậy vì sao phải đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả?.

Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả. Nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

Ở nước ta hiện nay vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung, quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí nói chung còn rất yếu kém. Do vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ các đối tượng nào nên đăng ký quyền tác giả, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả để tiến hành quản lý các tài sản trí tuệ.

3. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Quyền tác giả chỉ dành cho các đối tượng được tác giả sáng tạo ra hoặc có quyền sở hữu. Theo quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì các đối tượng  được quy định cụ thể như sau:

- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Như vậy, không phải đối tượng nào cũng có thể được bảo hộ quyền tác giả. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, ACC đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1043 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo