Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường thì những biểu hiện của mặt trái mô hình nền kinh tế này cũng bộc lộ rõ rệt mà một trong những nguyên nhân kể đến đó là công tác quản lý Nhà nước khi tình trạng vi phạm hành chính và xử phạt hành chính ở Việt Nam hiện nay đang diễn biến phức tạp. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể về những biện pháp hành chính và xử phạt hành chính để nâng cao nâng cao năng lực kiểm soát lĩnh vực này của Nhà nước được hiệu quả hơn.
1. Biện pháp xử lý hành chính là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khái niệm “xứ phạt vi phạm hành chính” cùng với các biện pháp xử lý hành chính khác được gọi chung là “xử lý vị phạm hành chính”.
Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: “Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chinh và các biện pháp xử lý hành chính khác”.
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và năm 2002 đều không đưa ra định nghĩa mang tính khoa học về xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác mà chỉ quy định trực tiếp những hình thức, biện pháp thuộc nội hàm của các chế định này.
Lâu nay chúng ta vẫn hay quan niệm “Xử lí vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác”. Quan niệm này được hình thành xuất phát từ quy định của pháp luật hiện hành. Có lẽ nên hiểu, xử lý hành chính là một quá trình trong đó bao gồm nhiều hoạt động cụ thể của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhằm xem xét và giải quyết một vụ việc trái pháp luật theo quy định của pháp luật hành chính.
Hoạt động xử lý vi phạm hành chính không đơn thuần chi là việc áp dụng hai nhóm biện pháp trên mà có thể áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau như các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lí vi phạm hành chính, các biện pháp cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính để quá trình giải quyết công việc đạt hiệu quả.
Như vậy, biện pháp xử lí hành chính chính là nhóm các biện pháp được các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng trong quá trình xử lí hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trái pháp luật trong quản lí nhà nước theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trong đó, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chinh khác được xem là những biện pháp cưỡng chế chính, trung tâm. Theo Khoản 3 Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có định nghĩa cụ thể về biện pháp xử phạt hành chính như sau:
“Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
Biện pháp xử lý hành chính tiếng Anh là “Administrative handling measures”
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:
– Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này, bao gồm:
+ Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
+ Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
+ Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
+ Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
– Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định
– Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
3. Các biện pháp xử lý hành chính mới nhất:
3.1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Đối tượng áp dụng biện pháp này:
“Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Những người quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
3.2. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:
Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.
Đối tượng áp dụng biện pháp này:
“Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
3.3. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc:
Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.
Đối tượng áp dụng biện pháp này:
“Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
“1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
3.4. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.
Đối tượng áp dụng biện pháp này:
“Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
4. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
Nhắc nhở thay thế xử lý vi phạm hành chính
Biện pháp nhắc nhở là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính để người chưa thành niên nhận thức được những vi phạm của mình.
- Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:
+ Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
+ Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
- Thẩm quyền áp dụng: Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào các điều kiện trên để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở.
Việc nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập thành biên bản.
(Điều 139 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Điều 26 Nghị định 118/2021/NĐ-CP)
Quản lý tại gia đình thay thế xử lý vi phạm hành chính
- Đối tượng áp dụng:
Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tải sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
- Điều kiện áp dụng:
+ Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
+ Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
+ Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
- Thẩm quyền áp dụng:
+ Căn cứ các điều kiện trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
+ Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
(Điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, khoản 70 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)
Giáo dục dựa vào cộng đồng thay thế xử lý vi phạm hành chính
- Đối tượng, điều kiện áp dụng:
Giáo dục dựa vào cộng đồng là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự khi có đủ các điều kiện sau:
+ Có nơi cư trú ổn định;
+ Đang theo học tại cơ sở giáo dục;
+ Cha mẹ, người giám hộ cam kết bằng văn bản về việc quản lý, giáo dục.
- Thẩm quyền áp dụng:
Căn cứ vào các điều kiện trên, Tòa án nhân dân quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
- Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng từ 06 tháng đến 24 tháng.
Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
(Khoản 69, 71 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)
5. Địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước tại Việt Nam
Chính phủ
Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về Chính phủ, vì vây có các tên gọi khác nhau như: Nội các, hội đồng hành pháp, hội đồng bộ trưởng... Ở Việt Nam, theo Hiến pháp năm 1946, Chính phủ gồm Chủ tịch nước và Nội các; theo Hiến pháp năm 1980, Chính phủ là Hội đồng bộ trưởng; theo Hiến pháp năm 2013 được gọi đơn giản là Chính phủ. Dù có tên gọi khác nhau nhưng Chính phủ đều được xác định là cơ quan nhà nước có chức năng hành pháp. Cùng với thay đổi về tên gọi, Chính phủ có nhiều thay đổi theo hướng đổi mói về cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lí mọi mặt của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước, thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại. Chức năng của Chính phủ.là: "... Chính phủ nhằm đảm bảo cho các hoạt động quản lí hành chính nhà nước được tiến hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật, ngăn chặn những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, tiêu cực trong quản lí hành chính nhà nước. Việc kiểm tra, thanh tra trong quản lí hành chính nhà nước được Chính phủ tiến hành thường xuyên, đồng bộ và có các chế tài cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động quản lí hành chính nhà nước đúng pháp lụật và hiệu quả.
Tóm lại, quyền hạn cơ bản của Chính phủ nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật tổ chức chính phủ năm 2015 gồm: Quyền kiến nghị lập pháp, thực hiện các dự thảo văn bản pháp luật, thực hiện kế hoạch ngân sách, các chính sách lớn về đối nội, đối ngoại; quyền lập quy; quyền quản lí toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội... phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ; quyền tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh theo các hình thức thích hợp, lãnh đạo các đơn vị kinh doanh theo kế hoạch, đúng cơ chế, đúng pháp luật.
Khi thực hiện thẩm quyền của mình, Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số những vấn đề quan trọng được quy định tại Điều 6 đến Điều 26 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015. Những công việc khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ điều hành bằng các quyết định. Để đảm bảo cho việc chỉ đạo, điêu hành có hiệu quả, Điều 98 Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính phủ cũng quy định một số quyền hạn cho Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng văn bản pháp luật và các họp hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định giao quyền chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ nội vụ trong trường hợp khuyết chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;
- Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, đình chỉ công tác, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Yêu cầu chủ tịch uỷ ban nhân dân cặp tỉnh đình chỉ công tác, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiêm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm phạm pháp luật;
- Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ các văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; của uỷ ban nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái Hiến pháp, luật và văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Đình chỉ thi hành nghị quyết bất hợp pháp của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc kí, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, uỷ ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành;
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Chính phủ.
Những quy định về thẩm quyền của Chính phủ và cá nhân
- Hưóng dẫn kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bô, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình phụ trách;
- Đình chỉ thi hành các văn bản có nội dung trái pháp luật đối với văn bản thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lí do các bộ, các địa phương ban hành;
- Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành Nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Chỉ đạo, phối hợp với uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ, công tác thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lí;
- Có trách nhiệm phối hợp để chuẩn bị các đề án chung trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
- Phối hợp ban hành thông tư liên tịch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các vấn đề thuộc chức năng quản lí nhà nước.
Ủy ban nhân dân các cấp
Theo Hiến pháp năm 2013, nước ta có ba cấp hành chính như sau:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Huyện, thành phố thuộc tỉnh, quân và thị xã;
- Xã, phường, thị trấn.
Tương ứng vái từng đơn vị hành chính-lãnh thổ, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã; uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấh. Các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các ban thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã không phải là cơ quan hành chính nhà nước mà chỉ là các cơ quan thực hiện hoạt động chấp hành-điều hành giúp uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí nhà nước.
- Điều 114 Hiến pháp năm 2013 quy định: Uỷ ban nhân dân ở có 63 uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương thực hiên chức năng quản lí hành chính nhà nước theo lãnh thổ địa giới hành chính tỉnh đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực thuộc địa phương mình, bảo đảm việc thi hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của hội đồng nhân dân tỉnh, giám sát việc thi hành pháp luật của các đơn vị cơ sở của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương đóng tại địa phương trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lí lãnh thổ.
Là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung nên thẩm quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh được xác lập trên cơ sở quyền hạn của tập thể uỷ ban nhân dân tỉnh và quyền hạn của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh. Thẩm quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh được quy định tại Điều 21, Điều 22 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Đối với uỷ ban nhân dân tỉnh thuộc chính quyền địa phương đô thị có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 42, 43 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Ban hành quyết định, để chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương và nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh;
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật;
- Xử lí các hành vi vi phạm pháp luật;
- Sắp xếp, quản lí về tổ chức đối với các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Báo cáo công tác trước Chính phủ;
- Tuân thủ triệt để các văn bản pháp luật của Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Chính phủ.
So với uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân huyện thì uỷ ban nhân dân xã có nhiều nét riêng biệt, ưỷ ban nhân dân xã là cấp hành chính gần dân nhất vì vậy uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm rất lớn trong việc chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.
Ưỷ ban nhân dân xã cũng có chức năng quản lí hành chính nhà nước chung trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã; bảo đảm thi hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.
Thẩm quyền của uỷ ban nhân dân xã chính là những nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân xã được quy định tại Điều 35 và Điều 61 Luật tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, uỷ ban nhân dân xã có địa vị pháp lí hành chính cơ bản sau:
- Ban hành quyết định, có tính bắt buộc phải thực hiện đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn xã;
- Tổ chức thực hiện các quyết định, chỉ thị do cấp trên và cấp mình ban hành;
- Xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định;
- Tổ chức, chỉ đạo quản lí nhà nước chung trên địa bàn;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát trục tiếp của uỷ ban nhân dân huyện;
- Chấp hành triệt để các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.
Tóm lại, uỷ ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, gần dân và sát sao đời sống của quần chúng nhân dân.
Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước cố thẩm quyền chung, do vậy khi phân tích địa vị pháp lí của uỷ ban nhân dân chúng ta cần chú ý phân biệt quyền hạn của tập thể uỷ ban nhân dân và quyền hạn của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp
tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia. Đây là nội dung hết sức quan trọng mà trong nghị quyết của Đảng, từ đại hội Đảng VI đến Đại hội Đảng X đều đưa ra và được xem là kim chỉ nam cho các cơ quan nhà nước trong tiến trình đổi mới. Nội dung này cũng được xem là một trong năm chủ trương lớn của \ Đảng trong quá trình lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nôi dung của cải cách hành chính bao gồm:
1) Cải cách thể chế hành chính;
2) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
3) Xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức;
4) Cải cách tài chính công.
Cải cách bộ máy hành chính là khâu quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia. Trong thời gian qua chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể như bước đầu đã có sự phân biệt giữa quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh; cải cách một bước thể chế hành chính và thủ tục hành chính; đổi mới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các cợ quan hành chính nhà nước khác; cơ cấu bộ máy hành chính bước đầu tinh giảm trên cơ sở sáp nhập một số cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương...
Tuy nhiên, bên cạnh nhũng thành tựu đạt được thì bộ máy hành chính nhà nước ta vẫn còn một số nhũng nhược điểm, cụ thể là:
- Cơ cấu bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, không thông suốt, làm tăng biên chế và chi phí hành chính;
- Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế về trình độ cũng như phẩm chất đạo đức. Số vụ án hình sự liên quan đến sự suy thoái về đạo đức của cán bộ, công chức trong những năm qua có chiều hướng gia tăng, lình trạng tham, nhũng vẫn còn tồn tại và có nhiều diễn biến phức tạp. Cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước còn mắc bệnh quan liêu, xa dân, xa cấp dưới và cấp cơ sở. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lí nhà nưởc;
- Sự phân cấp trong quản lí nhà nước vẫn còn bộc lộ rất nhập quốc tế; góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhà nước phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thể chế hoá kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách bộ máy hành chính nhà nước thành các quy phạm pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể;
- Luôn xuất phát từ lợi ích của dân, đáp ứng quyền lợi, nguyện vọng của dân. Đảm bảo nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”;
- Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;
- Phân biệt rõ hơn chức năng quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí sản xuất kỉnh doanh;
- Đảm bảo quản lí hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực với quản lí theo lãnh thổ;
- Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cùa từng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, của trung ương và địa phương.
Phương hướng cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong những năm tới:
- Xác định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; từ đó xây dựng mô hình Chính phủ văn minh, Chính phủ điện tử;
- Quy định một cách khách quan, khoa học, hợp lí, chặt chẽ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ. Giảm đến mức thấp nhất số lượng các cơ quan thuộc Chính phủ, thành lập các bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực nhằm thu gọn đầu mối cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn;
- Có sự phân cấp hợp lí mang tầm vĩ mô do trung ương quyết các cơ quan cấp địa phương.
Nội dung bài viết:
Bình luận