Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường xuyên sử dụng thuật ngữ “cá nhân” để chỉ những cá thể đơn lẻ và số ít. Tuy nhiên, hiểu về cá nhân là gì dưới góc độ pháp lý thì không phải ai cũng đã nắm được để có thể nhận diện trong các hoạt động pháp lý. Do đó, trong bài viết này, Công ty luật ACC sẽ gửi đến bạn đọc những quy định liên quan đến cá nhân về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
1. Khái niệm cá nhân là gì?
- Định nghĩa cá nhân là gì được hiểu là con người, bắt đầu kể từ khi được sinh ra cho đến khi chết đi. Cá nhân tồn tại trong một cộng đồng hoặc xã hội, quốc gia và có bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật là công cụ quản lý các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia.
- Cá nhân là một chủ thể trong quan hệ pháp luật, đặc biệt là trong các giao dịch dân sự. Cá nhân dưới góc độ pháp luật không chỉ là công dân của nước Việt Nam mà còn bao gồm cả những người có quốc tịch khác hoặc không có quốc tịch.
Như vậy, bản thân con người khi sinh ra đã được coi là một cá nhân. Dưới góc độ pháp lý, cá nhân được nhắc đến với tư cách là một chủ thể của quan hệ pháp luật.
2. Năng lực pháp luật của cá nhân
Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
- Năng lực pháp luật của cá nhân là gì được quy định tại Điều 16, Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.
- Theo đó, năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với pháp luật ở việc khả năng mà cá nhân đó có được các quyền dân sự mà nhà nước trao và bảo vệ, cùng với những nghĩa vụ dân sự mà cá nhân đó phải thực hiện đối với nhà nước và các chủ thể khác mà phải tôn trọng. Nếu không, cá nhân sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý bằng các chế tài tương ứng với mức độ hành vi theo quy định của pháp luật.
Nội dung của năng lực pháp luật của cá nhân
- Năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau, bình đẳng, không ai bị phân biệt đối xử bởi bất kỳ lý do gì.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
- Năng lực pháp luật của cá nhân có những nội dung dưới đây:
+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
+ Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản như: quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.
+ Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
3. Năng lực hành vi của cá nhân
Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Định nghĩa năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì được quy định tại Điều 19, Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Theo đó, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là việc cá nhân thực hiện xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự (năng lực pháp luật) thông qua khả năng của mình.
Có thể thấy rằng, năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau nhưng khả năng thực hiện hay nói cách khác là năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân lại không giống nhau.
Các trường hợp đặc biệt năng lực hành vi dân sự của cá nhân
- Trường hợp cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự: Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.
- Trường hợp cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.
- Trường hợp cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố cá nhân này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trên đây là những quy định liên quan đến cá nhân là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và gửi đến bạn đọc. Như vậy, cá nhân là một chủ thể của quan hệ pháp luật bên cạnh tổ chức. Trong quan hệ dân sự, cá nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự để tham gia vào các quan hệ pháp luật. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những vướng mắc khác cần tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận