Trong cuộc sống hiện đại như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang phát triển một cách nhanh chóng. Và một trong số những điều quan trọng nhất bạn cần làm với tư cách là chủ doanh nghiệp để giúp ngày càng phát triển doanh nghiệp hơn nữa đó chính là ghi lại những giao dịch lớn và nhỏ. Bởi vì bất kì giao dịch nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Giao dịch là tất yếu trong cuộc sống của chúng ta. Giao dịch kinh doanh vừa mang bản chất chung của xã giao vừa có những đặc thù., giúp chúng ta có cơ sở lý thuyết để thực hiện các hành vi trong giao dịch kinh doanh. Những phẩm chất cần có của nhà kinh doanh như những tiêu chí cho mỗi người phấn đấu. Như vậy giao dịch kinh doanh là gì và bản chất của giao dịch kinh doanh ra sao? Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này qua bài viết bên dưới sau đây.
1. Giao dịch kinh doanh là gì?
- Giao dịch kinh doanh trong tiếng Anh được gọi là Business transaction.
- Giao dịch là một thỏa thuận giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản tài chính thành tiền. Các giao dịch giữa người mua và người bán tương đối đơn giản, trong đó một bên thanh toán cho bên kia cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Sau khi đồng ý về các điều khoản, họ đổi tiền lấy món hàng, hoàn tất giao dịch.
- Giao dịch kinh doanh là sự tiếp xúc, quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh nhằm trao đổi các thông tin về thị trường, hàng hóa, giá cả, kinh nghiệm kinh doanh,…

Giao dịch kinh doanh hiện nay
2. Bản chất của giao dịch kinh doanh
Thứ nhất, Chủ thể là các nhà kinh doanh
- Họ là những người đang tiến hành kinh doanh, có vổn đầu tư kinh doanh hoặc có ý định đầu tư kinh doanh.
Để biết thêm những vấn đề về kinh doanh cũng như những các thủ tục khi đăng ký kinh doanh, bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây: Đăng ký kinh doanh và những thủ tục pháp lý có liên quan.
Thứ hai, Giao dịch là một quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng và các cảm xúc
- Quá trình này bao gồm nhiểu yếu tố khác nhau như nguồn thông tin (người gửi) bản thông điệp, kênh (người nhận), phản hồi, các cản trở (nhiễu).
- Là đặc tính của tín hiệu hay của bản thông điệp giúp truyền đi một điều gì đó có ý nghĩa, mà người nhận chưa biết trước được. Nói một cách khác, thông tin là sự diễn dịch bên trong của một sự kiện xảy ra ở bên ngoài.
- Giao dịch kinh doanh là một thể kết hợp các “bít” thông tin có thể gửi đi được. Các bản thông điệp được xây dựng bằng một hoặc nhiều loại ngôn ngữ giao tiếp, do máy hoặc con người thực hiện.
-
“Người gửi” và “Người nhận” (Sender và Receiver)
- Con người tiến hành giao dịch, bởi vì họ có thông tin và cảm xúc muốn trao đổi với nhau. Quá trình trao đôi thông tin là quá trình hai chiều, trong đó một người gửi thông tin, còn người kia nhận và sau đó “người nhận” đưa ra một thông tin phản hồi ngược lại cho “người gửi”.
- Là việc gửi ngược lại toàn bộ bản thông điệp hay một phần của nó từ ngưòi nhận tới người gửi, để họ điều chỉnh, sửa chữa lại cho rõ ràng, dễ hiểu.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Hiện nay ở Việt Nam đang có những loại hình doanh nghiệp kinh doanh nào?
Về tổ chức, cơ cấu của các doanh nghiệp kinh doanh, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, tại nước ta có các loại hình doanh nghiệp gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên: Do một tổ chức/cá nhân làm chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân, không phát hành cổ phần nhưng được phát hành trái phiếu…
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Gồm từ 02 - 50 thành viên; có tư cách pháp nhân, không phát hành cổ phần, được phát hành trái phiếu…
- Công ty cổ phần: Có tư cách pháp nhân, được phát hành cổ phần, trái phiếu cũng như các loại chứng khoán khác, gồm tối thiểu 03 cổ đông và có vốn điều lệ…
- Công ty hợp danh: Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung và thành viên góp vốn; không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào; có tư cách pháp nhân…
- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; không được phát hành chứng khoán…
Tìm hiểu thêm chi tiết về các loại hình doanh kinh doanh hiện nay qua bài viết sau: Các loại hình kinh doanh (Cập nhật 2022).
Đăng ký kinh doanh cần những thủ tục gì?
Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo trình tự các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị đăng ký kinh doanh
Ở bước này, người có nhu cầu thành lập cần xác định loại hình công ty, xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
Với mỗi loại hình khác nhau thì hồ sơ cần chuẩn bị cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cần phải có giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của người đứng đầu doanh nghiệp đó.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Người có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp online đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty.
4. Dịch vụ tư vấn Luật ACC
- Trên đây là toàn bộ thông tin về “Giao dịch kinh doanh” mà ACC đã thông tin đến với các bạn. Nếu bạn có những thắc mắc cũng như có những vấn đề pháp lý nào khác vui lòng liên hệ với ACC qua trang web: https://accgroup.vn để được giải đáp cụ thể.
Bình luận