Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vô ý làm chết người

Chết người là một trong những hậu quả pháp lý nặng nề nhất mà một người vi phạm phải chịu trách nhiệm dù là lỗi cố ý hay lỗi vô ý. Bên cạnh những chế tài về hình sự phải chịu thì người vi phạm phải bồi thường thiệt hại vô ý làm chết người (xâm phạm tính mạng người khác)

Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng của Bộ luật dân sự hiện hành và trong các quan hệ pháp luật chịu sự điều chỉnh của Luật khác, như quan hệ pháp luật hình sự hay hành chính thì vấn đề bồi thường thiệt hại vẫn có thể diễn ra. Do đó, không thể loại trừ trách nhiệm khi một người vô ý làm chết người và phải bổi thường thiệt hại vì hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác. Để hiểu rõ hơn bồi thường thiệt hại vô ý làm chết người, trong bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bạn về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vô ý làm chết người

xoa-an-tich

Vô ý làm chết người vẫn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của BLDS

1. Thế nào là vô ý làm chết người

Tội vô ý làm chết người là một trong những quy định của pháp luật hình sự hiện hành, theo đó, tại Điều 128, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định thì người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Như vậy, cấu thành của hành vi vô ý làm chết người bao gồm:

  • Hành vi do người đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
  • Vi phạm đến quyền được sống, bảo hộ tính mạng và sứ khỏe của con người
  • Người vi phạm có lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin: Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; Làm chết người do lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
  • Biểu hiện của hành vi là dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc đối với tội vô ý làm chết người.

2. Quy định về bồi thường thiệt hại vô ý làm chết người

Dựa vào định nghĩa về tội vô ý làm chết người, kết hợp với quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác (bồi thường thiệt hại vô ý làm chết người)

Theo đó, kể cả đó hành vi vô ý làm chết người thì mức bồi thường thiệt hại vẫn giống với mức cố ý làm chết người. Trong pháp luật dân sự, mức cụ thể được quy định tại Điều 590, 591 hiện hành:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, toàn bộ thông tin liên quan trên đây của chúng tôi hy vọng phần nào có thể giải đáp thắc mắc cho các bạn liên quan đến bồi thường thiệt hại vô ý làm chết người. Để hiểu rõ hơn các quy định này, những vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác, quý khách hàng có thể liên lạc với ACC Group để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm hơn 20 năm trong tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ một cách nhanh chóng nhất và khoanh vùng, giải đáp cụ thể đến quý khách hàng:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo