Bồi thường thiệt hại về sức khỏe là một trong các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bên cạnh bồi thường bằng vật chất thì trong trường hợp này, người vi phạm cũng phải bồi thường bằng tinh thần
Quyền được bảo vệ về sức khỏe và không một bất ai được phép xâm phạm sức khỏe của người khác là một trong các quyền hiến định được Nhà nước bảo vệ cho công dân. Do đó, pháp luật dân sự nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung đều quy định về việc bồi thường thiệt hại về sức khỏe nếu hành vi đó, xâm phạm đến sức khỏe của người khác mà nhà nước bảo vệ. Vậy mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại năm 2023 sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Sức khỏe là tài sản quý giá của con người
1. Thế nào là bồi thường thiệt hại về sức khỏe khi bị xâm phạm
Điều 33, Bộ luật sự năm 2015 quy định Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Cho nên, có thể xem đây là quyền được bảo vệ sức khỏe là một trong các quyền nhân thân Hiến định mà nhà nước bảo vệ một cách nghiêm ngặt và có thể chịu chế tài nghiêm khắc nhất của bộ luật hình sự, hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật dân sự
Như vậy, bồi thường thiệt hại về sức khỏe là buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại về sức khỏe. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
2. Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại năm 2021
Dựa vào Điều 584 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm khỏe có đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
- Thiệt hại bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Mức bồi thường:
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
- Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận
- Trường hợp không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Toàn bộ thông tin trên đây là những thông tin của Luật ACC đưa đến cho các bạn về mức bồi thường thiệt hại về sứ khỏe (bồi thường thiệt hại về sức khỏe) năm 2021. Để biết các trường hợp nào khi xảy ra khi thì phải bồi thiệt hại xâm phạm sức khỏe, trong trường hợp cụ thể của mình, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn qua thông tin liên lạc bên dưới. Đội ngũ chuyên viên, luật sư của chúng tôi sẽ tiếp nhận yêu cầu và giải đáp cho quý khách hàng:
- Hotline tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận