Quy định bồi thường thiệt hại về việc gây ô nhiễm môi trường

Việc được sống trong môi trường trong lành là quyền nhưng kèm theo đó là nghĩa vụ của mỗi chủ thể được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Vậy, bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như thế nào, sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây!
Kinh tế - xã hội – môi trường là ba trụ cột để phát triển bền vững và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách phát triển của quốc gia. Những năm gần đây, kinh tế được quan tâm phát sinh nhưng môi trường lại là vấn đề đáng báo động, đòi hỏi một cách cấp thiết phải có biện pháp bảo vệ. Một trong số đó là quy định về bồi thường thiệt hại về việc gây ô nhiễm môi trường. Vậy cụ thể như thế nào, sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!

o-nhiem-moi-truong

Ô nhiễm môi trường trở thành nỗi lo của thế giới

1. Khái quát về bồi thường thiệt hại về môi trường

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; theo đó, chủ thể (tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác) thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra

Dựa vào tính chất thiệt hại xảy ra, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được chia thành hai loại chính:

  • Thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích do làm ô nhiễm môi trường, bao gồm các thiệt hại về môi trường đất, nước, hệ sinh thái, động, thực vật – được hiểu là thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại nguyên phát
  • Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác – được hiểu là thiệt hại gián tiếp hay thiệt hại thứ phát

2. Quy định của pháp luật hiện hành bồi thường thiệt hại về môi trường

Việc bồi thường thiệt hại về môi trường được xác định là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Về nguyên tắc thì người gây thiệt hại phải bồi thường và được loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Cụ thể hơn, Điều 602, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.”

Và Điều 130, Luật bảo vệ môi trường năm 2020 (Có hiệu lực vào năm 2022) quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường:

- Việc xác định tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bảo đảm kịp thời, khách quan và công bằng. Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.

- Trường hợp có từ 02 tổ chức, cá nhân trở lên gây thiệt hại về môi trường, việc bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của từng đối tượng được xác định theo loại chất ô nhiễm, lượng phát thải và các yếu tố khác;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với từng đối tượng được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại về môi trường; trường hợp các bên liên quan hoặc cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không xác định được tỷ lệ chịu trách nhiệm thì cơ quan trọng tài hoặc Tòa án quyết định theo thẩm quyền.
  • Tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng minh được rằng không gây thiệt hại về môi trường thì không phải bồi thường thiệt hại về môi trường, không phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Dựa vào quy định trên, căn cứ vào mức độ thiệt hại môi trường, là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường hay Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra mà việc áp dụng quy định bồi thường sẽ khác nhau

Như vậy, toàn bộ những nội dung trên đây của chúng tôi đã trả lời về vấn đề Quy định bồi thường thiệt hại về việc gây ô nhiễm môi trường. Để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất trong đòi bồi thường thiệt hại, quý khách hàng có thể liên lạc để nhận thông tin tư vấn từ chúng tôi bên dưới. Đội ngũ chuyên viên, luật sự có kinh nghiệm sẽ giải đáp bằng kinh nghiệm của mình trên thực tế, đảm bảo hài lòng quý khách hàng. Liên lạc với chúng tôi qua:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo