So sánh giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm [2024]

Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm là những trách nhiệm dân sự trong hợp đồng của một trong bên chủ thể vi phạm. Căn cứ vào mức độ hành vi mà việc xác định rất mong manh. Do vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân biệt giúp quý khách thông qua so sánh giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm

Mỗi một quy định pháp luật nhà nước đặt ra đều mang một ý nghĩa nhất định và có những điều luật mặc dù có điểm giống nhau song đều tồn tại điểm khác để phân biệt. Trong quy định của pháp luật dân sự, việc tôn trọng ý chí tự do của chủ thể trở thành một điều bắt buộc và các bên có thể thỏa thuận với nhau về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm. Vậy, sự khác nhau giữa hai vấn đề này là gì, trường hợp nào thì phạt vi phạm, trường hợp nào thì bồi thường thiệt hại? Tất cả sẽ được chúng tôi giải quyết thông qua bài viết dưới đây tới quý khách hàng!

boi-thuong-thiet-hai-hop-dong-8

Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm thường áp dụng trong hợp đồng

1. Những điểm giống nhau giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm trong hợp đồng

- Chỉ áp dụng trong trường hợp hợp đồng còn hiệu lực pháp lý

- Là nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng

- Được phát sinh khi có hành vi vi phạm

- Được đặt ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của các bên

2. Những điểm khác nhau giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm

Căn cứ Điều 418, BLDS năm 2015 Điều 302 Luật Thương mại 2005
Khái niệm Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm
Điều kiện Được phạt bên vi phạm khi có thỏa thuận trong hợp đồng Được bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có thỏa thuận
Mục đích - Ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích của các bên trong hợp đồng;

 

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng.

- Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm;

 

- Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bù đắp thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm.

Căn cứ áp dụng chế tài Do thỏa thuận trong hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ 3 yếu tố:

 

- Có hành vi vi phạm hợp đồng;

- Có thiệt hại thực tế;

- Có mối quan hệ nhân quả giữa vi phạm và thiệt hại thực tế

Mức bồi thường thiệt hại Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
Nghĩa vụ của các bên Thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản phạt vi phạm Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ:

 

- Chứng minh tổn thất;

- Hạn chế tổn thất.

Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại - Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại;

 

- Trường hợp không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Các câu hỏi thường gặp.

Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại la gì?

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại về cơ bản có một số điểm tương đồng sau:

  • Áp dụng với các hợp đồng có hiệu lực;
  •  Là trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia hợp đồng;
  • Phát sinh do có hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng;
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm.

Khái niệm phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là gì?

  • Phạt vi phạm: Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận.
  • Bồi thường thiệt hại: Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

Mục đích phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là gì?

Phạt vi phạm:

  • Xuất phát từ sự dự liệu về quan hệ giữa các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích của cả hai bên chủ thể.
  • Là trách nhiệm pháp lý nhằm ngăn ngừa các vi phạm hợp có thể xảy ra trong hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại:

  • Xuất phát từ yêu cầu bù đắp tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm.
  • Mục đích chính là khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bù đắp lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm.

Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là gì?

Phạt vi phạm:

  • Có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng;
  • Có hành vi vi phạm;
  • Có lỗi của bên bị vi phạm.

Bồi thường thiệt hại:

  • Không cần có thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng;
  • Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Có thiệt hại thực tế ra;
  • Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại đó;
  • Có lỗi của bên vi phạm.

Hy vọng, toàn bộ thông tin liên quan đến so sánh giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của chúng tôi sẽ phần nào giải đáp thắc mắc cho các bạn. Để nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình trong mọi tình huống, khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng, quý khách có thể liên lạc với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi giải đáp thắc mắc. Với hơn 20 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn, Luật ACC hứa hẹn sẽ mang đến thông tin bổ ích cho quý khách qua:

✅ So sánh: ⭕ giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (700 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo