Bồi thường thiệt hại ước tính là gì? Giá trị pháp lý như thế nào?

Thiệt hại ước tính được xác định dựa trên mức dự trù của thiệt hại mà các hành vi vi phạm đưa đến. Vậy trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì bồi thường thiệt hại ước tính là gì? Giá trị pháp lý như thế nào? Sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!

Thông thường, quy định về bồi thường thiệt hại ước tính hay phổ biến trong các hoạt động thương mại nhằm xác định hành vi vi phạm hay phân bố rủi ro, giải quyết khúc mắc giữa các bên. Việc bồi thường này dược các bên thỏa thuận song có trường hợp pháp luật quy định khác. Do đó, trong bài viết dưới đây, để nắm rõ về quy định này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đến các bạn về Bồi thường thiệt hại ước tính là gì? Giá trị pháp lý như thế nào?

boi-thuong-thiet-hai-loi-vo-y

Bồi thường thiệt hại ước tính khi không xác định được thiệt hại cụ thể

1. Bồi thường thiệt hại ước tính là gì?

Bồi thường thiệt hại ước tính (Liquidated Damages) là một thỏa thuận, một chế tài được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng thương mại nhằm xử lý các vi phạm hợp đồng hay để phân bố rủi ro theo ý định thương mại giữa các bên. Theo đó, các bên thỏa thuận một số tiền bồi thường mà một bên có thể nhận được đối với những thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia.

Thông thường, vấn đề này được áp dụng khi:

  • Thiệt hại do sự vi phạm hợp đồng khó có thể tính toán và đưa ra một con số cụ thể, việc chứng minh thiệt hại thực tế về cơ bản là không thể;
  • Khoản tiền bồi thường phải hợp lý và tương xứng với thiệt hại thực tế hoặc thiệt hại có thể dự đoán được.

2. Giá trị pháp lý của bồi thường thiệt hại ước tính

Tại Việt Nam, việc quy định về bồi thường thiệt hại ước tính theo thỏa thuận chưa được quy định trong văn bản pháp lý nào rõ ràng. Tuy nhiên, tại một số văn bản cụ thể thì vẫn có thể xem xét như:

Giao dịch dân sự:  Điều 360, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Như vậy, trong các giao dịch dân sự việc thỏa thuận bồi thường thiệt hại là có hiệu lực.

Giao dịch thương mại: Điều 302, Luật Thương mại năm 2005 quy định giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.  Theo đó, bên bị vi phạm được bồi thường và mức bồi thường thiệt hại chỉ có thể là mức thiệt hại thực tế trực tiếp và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng; đồng thời bên yêu cầu có nghĩa vụ phải chứng minh được tổn thất, mức độ tổn thất ra và khoản lợi trực tiếp đó.

Như vậy, quy định về bồi thường thiệt hại ước tính nằm rải rác trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam và trên thực tế đã từng có nhiều vụ việc tranh chấp liên quan đến thiệt hại ước tính ở toà án đã không được công nhận. Cụ thể đó là Quyết định giám đốc thẩm số 15/2016/KDTM-GĐT ngày 07/9/2016 của TANDTC (tranh chấp giữa Công ty Cổ phần dịch vụ và kỹ thuật A với Công ty B) và Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 11/2020/KN-KDTM ngày 09/6/2020 của TANDTC (tranh chấp giữa Công ty TNHH Yến Sào Sài Gòn với Công ty cổ phần Yến Việt).

3. Các câu hỏi thường gặp.

Thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính là gì?

  • Thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính  là một chế tài được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng thương mại nhằm xử lý các vi phạm hợp đồng và/hoặc để phân bố rủi ro theo ý định thương mại giữa các bên. Theo đó, các bên thỏa thuận một số tiền bồi thường mà một bên có thể nhận được đối với những thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia.

 Lợi ích của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính là gì?

  • Chế tài này được sử dụng rất thông dụng trong các hợp đồng thương mại, bởi nó mang lại một số lợi ích nhất định trong giải quyết tranh chấp khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. 
  • Khi có vi phạm hợp đồng của một bên, trong nhiều trường hợp bên bị thiệt hại rất khó có thể thống kê hết và chứng minh được tất cả các thiệt hại nhất là các thiệt hại như doanh thu, lợi nhuận bị giảm sút, lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai mà bên bị vi phạm có thể có được nếu không có sự vi phạm hợp đồng hoặc các thiệt hại đối với các tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, uy tín, danh tiếng, bí mật kinh doanh.

Quy định về bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam gồm những gì?

  • Pháp luật Việt Nam hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật lẫn án lệ đều không có bất kỳ một khái niệm hay quy định rõ ràng nào về giá trị pháp lý của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính.

Hiệu lực của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính trong thực tiễn xét xử như thế nào?

  • Các quyết định gần đây của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) cho thấy TANDTC không chấp nhận giá trị của thỏa thuận bồi thường thiệt hại ước tính.

Toàn bộ thông tin trên đây có lẽ đã giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến Bồi thường thiệt hại ước tính là gì? Giá trị pháp lý như thế nào? Có thể nói, việc bồi thường thiệt hại ước tính liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, công ty. Do vậy phải nắm rõ các quy định chặt chẽ liên quan. Khi có nhu cầu, quý khách hàng có thể liên lạc với chúng tôi để nhận được những tư vấn mới nhất liên quan đến vấn đề trên. Đội ngũ chuyên viên sẽ giải đáp đến các bạn qua thông tin bên dưới:

✅ Định nghĩa: ⭕ Bồi thường thiệt hại ước tính là gì
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo