Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế (2024)

Công ước viên 1980 là công ước của liên hợp đồng về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà Việt Nam tham gia. Vậy, bồi thường thiệt hại theo công ước viên 1980 như thế nào, áp dụng trong lĩnh vực thương mại quốc tế ra sao, sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!

Trong nguồn điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật nhất định ở Việt Nam, bên cạnh các văn bản gốc thì vẫn căn cứ từ các quy định quốc tế mà Việt Nam làm thành viên hoặc tham gia ký kết. Do vậy, không loại trừ trách nhiệm về bồi thường thiệt hại theo công ước viên 1980. Tham gia vào ngày 18/12/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, các thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài khi có tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại thì có thể sử dụng các quy định của công ước viên, luật quốc tế để giải quyết. Trong bài viết dưới đây là chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế (2023)

thu-tuc-xin-giay-phep-kinh-doanh-lu-hanh-quoc-te

Pháp luật quốc tế cũng là một nguồn điều chỉnh hoạt động bồi thường thiệt hại

1. Chế tài bồi thường thiệt hại theo công ước viên 1980

Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước CISG) dành Mục II Chương 5 cho chế tài bồi thường thiệt hại. Theo đó, thiệt hại do vi phạm hợp đồng của một bên là tổng số các tổn thất kể cả lợi tức bị mất, mà bên kia phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những thiệt hại như vậy không thể vượt quá tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra của vi phạm hợp đồng đó, trên cơ sở các thông tin và tình tiết mà bên vi phạm hợp đồng đã biết hoặc phải biết vào thời điểm đó. Như vậy, những vấn đề cơ bản đáng được lưu tâm bao gồm:

- Phạm vi thiệt hại được đền bù: thiệt hại bao gồm những tổn thất. Khoản lợi đáng lẽ được hưởng (lợi tức bị mất) cũng được tính là tổn thất. Công ước viên 1980 không quy định cụ thể về loại thiệt hại này và có quy định việc loại trừ việc áp dụng Công ước cho những thiệt hại do người chết hoặc bị thương.

- Dự đoán trước thiệt hại: Thiệt hại phải là những tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán trước được trong thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra đối với vi phạm hợp đồng đó.

- Giá trị tính toán của các khoản bồi thường thiệt hại: Áp dụng trong trường hợp hợp đồng bị hủy và bên bị vi phạm đã ký một hợp đồng thay thế. Bên bị thiệt  hại sẽ được bồi thường khoản chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế. Trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại đã không ký hợp đồng thay thế thì áp dụng quy định tại điều 76

- Tiền lãi: Tính lãi dựa trên khoản tiền chưa trả và không xác định cụ thể cách tính lãi suất nợ. Nếu một bên hợp đồng không thanh toán tiền hàng hoặc một khoản tiền nào đó thì bên kia có quyền được hưởng tiền lãi tính trên khoản tiền đó mà không ảnh hưởng đối với bất cứ yêu cầu nào về bồi thường thiệt hại có thể nhận được theo quy định của Điều 74.

2. Chế tài bồi thường thiệt hại theo Bộ Nguyên tắc Unidroit

- Phạm thiệt hại được đền bù: Gồm những thiệt hại vật chất (tổn thất và lợi ích bị mất đi) và cả những thiệt hại phi tiền tệ bắt nguồn đặc biệt từ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần trong đó có thiệt hại do mất uy tín (loại thiệt hại mà bên bị thiệt hại đòi bồi thường trong một số tranh chấp điển hình.

- Tính đoán trước của thiệt hại: Bên có nghĩa vụ chỉ chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà mình đã dự đoán trước hoặc đã có thể dự đoán trước một cách hợp lý, vào thời điểm giao kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra từ việc không thực hiện

- Giá trị tính toán của các khoản bồi thường thiệt hại: Bên có quyền đã huỷ hợp đồng và ký kết một hợp đồng thay thế trong một thời hạn hợp lí và với một cách thức hợp lí, có thể thu hồi khoản chênh lệch về giá thoả thuận tại hợp đồng ban đầu so với và giá của hợp đồng thay thế, cũng như việc bồi thường cho mọi thiệt hại bổ sung.

- Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại: Những thiệt hại chỉ được bồi thường khi chúng được thiết lập với một mức độ hợp lý về tính xác thực

- Đồng tiền tính toán thiệt hại: Thiệt hại được tính bằng đồng tiền quy định trong điều khoản về nghĩa vụ thanh toán, hoặc bằng đồng tiền tại nơi thiệt hại phát sinh tùy theo đồng tiền nào thích hợp nhất

- Tiền lãi: Tỷ lệ lãi suất là tỷ lệ lãi suất trung bình cho vay ngắn hạn của ngân hàng cho đồng tiền thanh toán của hợp đồng tại địa điểm và tại thời điểm việc thanh toán phải được thực hiện, nếu không xác định được tỷ lệ lãi suất này tại địa điểm trên thì áp dụng tỷ lệ lãi suất trung bình cho vay ngắn hạn của quốc gia có đồng tiền thanh toán. Nếu không xác định được cả hai tỷ lệ lãi trên, thì tỷ lệ lãi suất là tỷ lệ lãi thích hợp được xác định bởi luật của quốc gia có đồng tiền thanh toán.

3. Chế tài bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại năm 2005

- Phạm vi thiệt hại được đền bù: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt hại

- Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại: Thuộc về bên yêu cầu bồi thường thiệt hại. Họ phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Tiền lãi: Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

4. Những câu hỏi thường gặp.

Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Điều kiện để có thể áp dụng bồi thường thiệt hại?

Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.

Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm những gì?

Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ tư vấn về bồi thường thiệt hại theo công ước viên 1980 của công ty Luật ACC?

Công ty ACC cung cấp dịch tư vấn về về bồi thường thiệt hại theo công ước viên 1980 với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng, chính xác nhất và tiết kiệm thời gian công sức nhất.

Như vậy, toàn bộ thông tin liên quan trên đây của chúng tôi hy vọng phần nào có thể giải đáp thắc mắc cho các bạn liên quan đến Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế, trên tinh thần pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (2022). Để hiểu rõ hơn các quy định bồi thường thiệt hại theo công ước viên 1980, những vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác tại các văn bản quốc tế khác, quý khách hàng có thể liên lạc với ACC Group để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm hơn 20 năm trong tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ một cách nhanh chóng nhất và khoanh vùng, giải đáp cụ thể đến quý khách hàng:

✅ chế tài: ⭕ Bồi thường thiệt hại theo công ước viên 1980
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (819 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo