Thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông chết người

Việc gây tai nạn giao thông có thể chịu trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự tùy thuộc vào hậu quả mà hành vi mang lại trên thực tế. Vậy, trong trách nhiệm dân sự thì bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông thế nào? Thủ tục ra sao, tất cả đều được chúng tôi giải đáp bên dưới!

Tình hình tai nạn giao thông trong những năm qua tăng lên phổ biến bởi ý thức của người tham gia giao thông không cao, không tuân thủ phát luật làm nảy sinh những sự việc không mong muốn. Để tránh được điều này và buộc chủ thể vi phạm phải hoàn trả những gì mình gây ra, pháp luật Việt Nam đã quy định về bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông và dưới đây là tư vấn của Luật ACC về thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông chết người

tai-nan-giao-thong

Người gây tai nạn giao thông phải bồi thường cho bên bị thiệt hại

1. Mức bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông dù là lỗi cố ý hay lỗi vô ý thì đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Theo thống kê thì số lượng tai nạn giao thông hằng năm đều tăng lên với con số chóng mặt, trong đó, hậu quả nghiêm trọng nhất là gây chết người, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự bên cạnh việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Bộ luật dân sự hiện hành quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông gây ra khi có đủ cấu thành của chế định này, bao gồm:

- Có thiệt hại xảy ra trên thực tế, là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần

- Có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền là lợi ích của người khác được Nhà nước quy định, bảo vệ

- Có mối quan hệ nhân quản giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trên thực tế

- Có lỗi của người vi phạm, dù là lỗi cố ý hay là lỗi vô ý

Đối với việc gây tai nạn chết người sẽ bồi thường thiệt hại theo Điều 591, Bộ luật dân sự năm 2015. Các chi phí phải chịu gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Căn cứ vào giấy tờ chứng minh về số tiền mà người bị thiệt hại chữa trị. Người vi phạm phải bồi đắp một khoản tiền tương ứng với số tiền đó và riêng đối với thiệt hại tinh thần thì do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

2. Thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông chết người

Nếu như người gây ra tai nạn giao thông làm chết người không thực hiện bồi thường thiệt hại theo mức được quy định trên thì có thể khởi kiện để yêu cầu bồi thường theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

Theo đó, các bước thực hiện bao gồm:

Sau khi xác định mình có quyền khởi kiện, người thiệt hại chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tại Tòa án gồm:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp

- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng), nếu người khởi kiện là cá nhân;

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);

Thông thường, hồ sơ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Tiếp đó, căn cứ vào hồ sơ khởi kiện mà tòa án có thụ lý và đưa vụ án ra xét xử hay không.

Hy vọng, toàn bộ thông tin liên quan đến quy định về thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông chết người của chúng tôi sẽ phần nào giải đáp thắc mắc cho các bạn. Để nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình trong mọi tình huống, khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, quý khách có thể liên lạc với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi giải đáp thắc mắc. Với hơn 20 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn, Luật ACC hứa hẹn sẽ mang đến thông tin bổ ích cho quý khách qua:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo