Hoạt động mua bán hàng hóa là cơ sở để thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên. Theo đó, khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa thì các bên cũng phải tiến hành bồi thường thiệt hại. Dưới đây là những thông tin liên quan đến bồi thường thiệt hại hợp đồng mua bán
Quan hệ mua bán giữa chủ thể này, chủ thể khác trở thành nền tảng cơ bản để thiết lập quan hệ dân sự và duy trì, vận hàng một xã hội ổn định. Mua bán hàng hóa ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với hợp đồng mua bán ngày càng nhiều, quy định pháp lý về hợp đồng càng chặt chẽ, để bảo vệ chủ thể trong quan hệ này. Vậy, việc bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng mua bán năm (bồi thường thiệt hại hợp đồng mua bán ) 2023 là gì, tất cả sẽ được Luật ACC giải đáp trong bài viết dưới đây!
Hợp đồng mua bán rất thông dụng trong cuộc sống hiện nay
1. Hợp đồng mua bán là gì?
Căn cứ vào Khoản 8, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa về việc bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Xử lý bồi thường thiệt hại
2. Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại hợp đồng mua bán
Điều 302, Bộ luật thương mại 2005 quy định:
- Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
- Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Một hành vi vi phạm buộc phải bồi thường thiệt hại hợp đồng mua bán phải có đủ 03 căn cứ dưới đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng: Tức là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, đã quy định rõ ràng song một trong các bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ dựa trên những gì mà 02 bên đã thỏa thuận, ký kết trước đó
- Có thiệt hại thực tế: Thiệt hại thực tế phải là thiệt hại vật chất thực tế xác định được: tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại: Tức là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả thực tế thì mới đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Như vậy, trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng có 03 yếu tố trên sẽ phải bồi thường thiệt hại với giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Hiện nay thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Toàn bộ những nội dung trên đây là căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại hợp đồng mua bán. Cần phải nắm rõ những điều khoản tương ứng để tránh được những rủi ro không đáng có, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Do vậy, để có thể hiểu rõ hơn về điều này, quý khách hàng có thể liên hệ với Luật ACC để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên pháp lý, đội ngũ luật sư có kinh nghiệm của chúng tôi để được giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan. Thông tin qua:
- Hotline tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận