Đặt cọc thường được xem là phương thức để làm tin trong các bên quan hệ mua bán tài sản hoặc thực hiện dịch vụ. Vậy, khi nào thì phải bồi thường thiệt hại hợp đồng đặt cọc, luật năm 2021 quy định như thế nào? Sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Việc đặt cọc một khoản tiền hay các tài sản khác thường áp dụng phổ biến trong đời sống nhằm đảm bảo hoàn thành công việc và tạo niềm tin trong thực hiện công việc, nhiệm vụ. Tuy nhiên, bởi vì đó là hợp đồng, cho nên vẫn phải áp dụng các quy định chính của Bộ luật dân sự về điều khoản hợp đồng nhằm bảo vệ chủ thể. Vậy, trong trường hợp nào thì phải bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng đặt cọc, pháp luật năm 2023 quy định như thế nào bồi thường thiệt hại hợp đồng đặt cọc, sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!
Hợp đồng đặt cọc là hợp đồng đặc biệt trong quan hệ dân sự
1. Hợp đồng đặt cọc là gì? Cần phải bồi thường thiệt hại hợp đồng đặt cọc không?
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 328, Bộ luật dân sự năm 2015, quy định:
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc cũng chính là thỏa thuận giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc về một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Pháp luật quy định, trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, việc bồi thường hợp đồng đặt cọc cũng sẽ áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 hiện hành, đủ 03 căn cứ: Có hành vi vi phạm, thiệt hại thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại thì bồi thường thiệt hại như các vi phạm hợp đồng khác
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định ra sao? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Xử lý bồi thường thiệt hại
2. Quy định về bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng đặt cọc năm 2021
Việc bồi thường thiệt hại hợp đồng đặt cọc vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Như vậy, các bên vi phạm cần phải có nghĩa vụ chứng minh để đảm bảo quyền lợi cho mình. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường hoặc dựa vào lỗi của người vi phạm để xác định mức phạt cụ thể theo quy định về đặt cọc
Toàn bộ thông tin trên đây là những thông tin của Luật ACC đưa đến cho các bạn về Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng đặt cọc năm 2021. Để biết khi nào là vi phạm hợp đồng, khi nào bồi thường thiệt hại hợp đồng đặt cọc, trường hợp của mình có được hay phải bồi thường thiệt hại và cách giải quyết như thế nào là hợp lý, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn qua thông tin liên lạc bên dưới. Đội ngũ chuyên viên, luật sư của chúng tôi sẽ tiếp nhận yêu cầu và giải đáp cho quý khách hàng:
- Hotline tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận