Trong thời đại tự do ngôn luận như hiện nay, con người được tự do đưa ra những ý kiến, phát biểu, suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó mà không bị cấm cản. Tuy nhiên, đây là quyền tự do ngôn luận, một trong những quyền con người được bảo vệ và bảo đảm nhưng việc tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc con người có quyền dùng lời nói của mình để xúc phạm, đặt điều về người khác và việc này được pháp luật điều chỉnh nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân khi bị xúc phạm. Theo đó, những người có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác ngoài việc phải chịu chế tài của pháp luật thì còn phải bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm cho người bị hại nữa. Bài viết sau đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm mà bạn cần quan tâm.
Bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm
1. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Theo Hiến pháp năm 2013 thì công dân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Đây là quyền nhân thân của mỗi người được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín còn được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Như vậy từ những quy định trên có thể thấy rằng việc bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm khi bị xúc phạm là việc nhà nước quy định nhằm bảo vệ tốt nhất quyền của con người, của công dân.
2. Có được bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm bị xúc phạm không?
Điều 584, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do bất khả kháng hoặc do lỗi của bên bị thiệt hại.
Theo như quy định trên, căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm là khi một người có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín mà gây ra thiệt hại cho người khác. Do vậy, phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm nếu có hành vi xâm phạm.
3. Các chi phí được xác định để bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại dựa vào các mức chi phí, các khoản cần phải bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm bao gồm:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút: Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trên đây là những vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại danh dự nhân phẩm mà công ty Luật ACC muốn gửi đến các bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn nhận được sự tư vấn chuyên sâu hơn về vấn đề này cũng như muốn được giải đáp về các vướng mắc pháp lý cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với công ty Luật ACC để nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất.
Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Văn phòng: (028) 777.00.888
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận