Tìm hiểu về Vụ thông tin báo chí Bộ ngoại giao [2023]

1. Chức năng và nhiệm vu

Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Ngoại giao và có trách nhiệm:

  • Tổ chức thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ
  • Tổ chức thực hiện những công việc được Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền;
  • Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định
  • Tổ chức thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan

2. Quyền hạn

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể sau:

  • Quyết định về việc tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, theo quy định; quyết định công nhận, cho thôi Tập sự Phó Vụ trưởng và cấp tương đương;
  • Trình Chính phủ về thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể Cơ quan đại diện; quyết định các vấn đề liên quan đến bộ máy, biên chế của Cơ quan đại diện và quyết định về danh sách cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm, triệu hồi cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật về Cơ quan đại diện;
  • Quyết định về việc phong hàm, hạ hàm, tước hàm ngoại giao đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về hàm cấp ngoại giao;
  • Phân công một Thứ trưởng làm Thứ trưởng Thường trực, giúp Bộ trưởng điều hành công việc chung của Bộ và phân công các Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác và điều chỉnh lĩnh vực công tác đã phân công;
  • Trực tiếp giải quyết công việc có tính cấp bách và quan trọng mặc dù thuộc lĩnh vực đã được phân công của một Thứ trưởng, hay do Thứ trưởng đó đi vắng; quyết định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Thứ trưởng;
  • Định kỳ chủ trì họp với các Thứ trưởng và nếu xét thấy cần thiết, với Trợ lý Bộ trưởng để thống nhất chủ trương, biện pháp chỉ đạo điều hành công việc của Bộ;
  • Quyết định nội dung, thời gian, thành phần và chủ trì các cuộc họp quan trọng của Bộ;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng thời là Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao giải quyết những công việc sau:

  • Chương trình công tác năm của Bộ;
  • Những Đề án lớn, những kiến nghị trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đường lối, chính sách đối ngoại, vấn đề biên giới, lãnh thổ và người Việt Nam ở nước ngoài;
  • Chủ trương lớn về việc xây dựng các đề án đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn tổ chức Lãnh đạo cấp Bộ;
  • Việc kiến nghị đề bạt, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm cán bộ cấp Thứ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng;
  • Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức vào các chức vụ.

4. Danh sách Bộ trưởng

STT Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhiệm kỳ Chức vụ Ghi chú
Bắt đầu Kết thúc
Bộ Ngoại giao (1945 – nay)
1 80px-Ho_Chi_Minh_1946 Hồ Chí Minh
(1890-1969)
27 tháng 8 năm 1945 2 tháng 3 năm 1946
  • Chủ tịch nước
  • Chú tịch Chính phủ Trung ương
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
2 Nguyễn Tường Tam
(1906-1963)
2 tháng 3 năm 1946 3 tháng 11 năm 1946 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đào thoát khỏi Chính phủ Liên hiệp Quốc gia
(1) 80px-Ho_Chi_Minh_1946 Hồ Chí Minh
(1890-1969)
3 tháng 11 năm 1946 1 tháng 3 năm 1947
  • Chủ tịch nước
  • Chủ tịch Chính phủ Trung ương
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
3 Hoàng Minh Giám
(1904-1995)
1 tháng 3 năm 1947 1 tháng 4 năm 1954 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
4 80px-PhamVanDong1954 Phạm Văn Đồng
(1906-2000)
1 tháng 4 năm 1954 1 tháng 2 năm 1961
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Phó Thủ tướng Chính phủ (1949 – 1955)
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
5 Ung Văn Khiêm
(1910-1991)
1 tháng 2 năm 1961 30 tháng 4 năm 1963
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
6 80px-XuanThuy1973 Xuân Thủy
(1912-1985)
30 tháng 4 năm 1963 1 tháng 4 năm 1965
  • Bí thư Trung ương Đảng
  • Phó Chủ tịch nước
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
7 80px-NguyenDuyTrinh1973 Nguyễn Duy Trinh
(1910-1985)
1 tháng 4 năm 1965 7 tháng 2 năm 1980
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Phó Thủ tướng Chính phủ
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
8 80px-Nguyen_thi_binh Nguyễn Thị Bình
(sinh 1927)
8 tháng 6 năm 1969 3 tháng 7 năm 1976
  • Ủy viên Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam
  • Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm Thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
  • Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội
  • Phó Trưởng ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên
9 80px-Nguy%E1%BB%85n_C%C6%A1_Th%E1%BA%A1ch_1976 Nguyễn Cơ Thạch
(1921-1998)
7 tháng 2 năm 1980 1 tháng 7 năm 1991
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Phó Thủ tướng Chính phủ
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
10 80px-Nguyen_Manh_Cam_detail%2C_981001-D-9880W-006 Nguyễn Mạnh Cầm
(sinh 1929)
9 tháng 8 năm 1991 28 tháng 1 năm 2000
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Phó Thủ tướng Chính phủ
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
11 80px-Nguyen_Dy_Nien Nguyễn Dy Niên
(sinh 1935)
28 tháng 1 năm 2000 28 tháng 6 năm 2006
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
12 80px-Pham_Gia_Khiem_070316-D-9880W-018_0VFJ9 Phạm Gia Khiêm
(sinh 1944)
28 tháng 6 năm 2006 3 tháng 8 năm 2011
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Phó Thủ tướng Chính phủ
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
13 80px-Pham_Binh_Minh_June_4%2C_2012 Phạm Bình Minh
(sinh 1959)
3 tháng 8 năm 2011 7 tháng 4 năm 2021
  • Ủy viên Bộ Chính trị
  • Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
14 80px-Mr Bùi Thanh Sơn
(sinh 1962)
8 tháng 4 năm 2021 đương nhiệm
  • Ủy viên Trung ương Đảng
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo