Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959

Bài viết dưới đây đề cập đến bộ máy nhà nước Việt nam theo Hiến pháp 1959. Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959
Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1959

Bộ máy nhà nước là gì?

Để thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, bộ máy nhà nước cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thông thường trong bộ máy nhà nước nói chung bao gồm ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.

– Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương).

– Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…).

– Cơ quan tư pháp:

  • Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự…);
  • Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự). Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước tùy thuộc vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan nhà nước.

Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1959

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, lịch sử cách mạng Việt Nam bước sang trang mới. Vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã được khẳng định vững chắc. Tuy nhiên, sau khi Thực dân Pháp bội ước Hiệp định Geneva năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia

Cắt thành hai miền: Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), miền Nam vẫn thuộc chế độ thực dân và sau đó hình thành chế độ xã hội khác với miền Bắc. Với bối cảnh lịch sử như vậy, bộ máy nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này mang ba đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhát, vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đã bắt đầu được ghi nhận trong hiến pháp. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1959 có viết:

“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà.”

Mặc dù mới được ghi nhận như một thực tế lịch sử mà chưa được quy định ưong một điều riêng như trong các bản hiến pháp sau này, có thể nói, vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, đã bắt đầu có cơ sở hiến định.

Thứ hai, bộ máy nhà nước Việt Nam đã bắt đầu được xây dựng theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa. Điều 2 Hiến pháp năm 1959 tiếp tục quy định Nước Việt Nam theo chính thể dân chủ cộng hòa giống như Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước đã bắt đầu mang những dấu hiệu của bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Như đã đề cập, vai trò của Đảng Lao động Việt Nam đã được ghi nhận khẳng định. Bên cạnh đó, Quốc hội đã được quy định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền bầu, giám sát hoạt động và bãi miễn các chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước.1 Các chức vụ do Quốc hội bầu, trong đó có cả Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và có cùng nhiệm kì với Quốc hội (Điều 43, 50 Hiến pháp năm 1959 và Điều 62, Điều 71 Hiến pháp năm 1959). Điều này cho thấy cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước đã bắt đầu áp dụng nguyên tắc quyền lực thống nhất theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa. Đặc biệt, trong bộ máy nhà nước đã xuất hiện hệ thống viện kiểm sát nhân dân, cơ quan đặc thù của bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, với chức năng công tố và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật.

Thứ ba, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa không bắt buộc là đại biểu Quốc hội. Theo quy định tại Điều 62 Hiến pháp năm 1959, điều kiện để một người có thể được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước chỉ là tư cách công dân Việt Nam và có độ tuổi từ 35 trở lên. Đây là bản hiến pháp duy nhất của Việt Nam không quy định bắt buộc Chủ tịch nước là đại biểu Quốc hội. Dường như chức vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1959 được kì vọng là một vị trí trung lập, không mang màu sắc đảng phái để có thể tập họp, huy động được đông đảo nhất lực lượng của hai miền cho cuộc đấu hanh giải phóng dân tộc.

 

Trên đây ACC đã đề cập đến bộ máy nhà nước Việt nam theo Hiến pháp 1959. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật ACC để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo